Khi lưu trữ giấy tờ qua Ví QR trên Zalo là người dùng có thể cung cấp đầy đủ thông tin hoặc xuất trình các giấy tờ khi cần, cho dù không mang theo giấy tờ bên mình. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách lưu trữ thông tin để thuận tiện sử dụng hơn trong cuộc sống hàng ngày.
>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng quận Đống Đa có thực hiện dịch vụ công chứng, chứng thực ngoài trụ sở không?
1. Vì sao nên lưu trữ Căn cước công dân, thẻ ngân hàng trên Zalo?
Căn cước công dân, thẻ ngân hàng… là những loại giấy tờ mà ai cũng cần đem bên mình. Tuy nhiên, khi để tất các những thứ này trong ví, người dùng cũng khó mà tránh khỏi việc để quên, làm rơi hoặc bị mất.
Vì vậy, việc lưu trữ các loại giấy tờ quan trọng này trên các thiết bị di động hay tài khoản trực truyến là việc rất nên làm.
Hiện nay, Zalo đang là ứng dụng được rất đa số người dân Việt Nam sử dụng, trong đó cũng đã có tiện ích lưu trữ giấy tờ cá nhân, được gọi là Ví QR.
Chỉ cần tải lên thông tin, ảnh chụp của giấy tờ cần lưu trữ, Zalo sẽ tự tạo cho người dùng 01 mã QR của giấy tờ để quản lý. Khi cần dùng chỉ cần quét mã QR này là hiện lên đầy đủ thông tin của giấy tờ.
Ưu điểm của tính năng lưu trữ giấy tờ qua Ví QR trên Zalo là người dùng có thể cung cấp đầy đủ thông tin hoặc xuất trình các giấy tờ khi cần, cho dù không mang theo giấy tờ bên mình.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, các giấy tờ lưu trữ dạng này có thể sẽ không được chấp nhận trong một số trường hợp thực tế, đây chỉ là biện pháp lưu trữ để sử dụng trong những tình huống bất khả kháng.
2. Cách lưu trữ giấy tờ trên Zalo
Bước 1: Mở ứng dụng Zalo > Chọn Cá nhân > Chọn Ví QR.
Bước 2: Chọn Thêm thẻ mới > Chọn loại thẻ, giấy tờ bạn muốn thêm.
Tại đây đã gợi ý sẵn để người dùng lưu trữ Căn cước công dân, thẻ ngân hàng, giấy chứng nhận tiêm chủng, các loại thẻ thành viên khác…
Bước 3: Thêm thông tin, ảnh chụp giấy tờ
Bước 4: Ấn lưu để hoàn thành
3. Sử dụng mã QR, giấy tờ bản điện tử thay bản giấy sẽ dần phổ biến
Những năm gần đây, nước ta đang đẩy mạnh sự phát triển của công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
Không chỉ được sử dụng trong thanh toán, kiểm tra xuất xứ hàng hóa… hiện nay, mã QR cũng đã được đưa vào một số loại giấy tờ hành chính.
Trong quá trình thực hiện các giao dịch hành chính, dân sự, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể sử dụng thông tin trên mã QR của các loại giấy tờ này để xác nhận nhân thân và lấy đó làm căn cứ giải quyết thủ tục.
Căn cước công dân là loại giấy tờ nhân thân đầu tiên có mã QR, sau đó Bộ Tư pháp đã ban hành bản điện tử có mã QR của các giấy tờ hộ tịch khác là giấy khai sinh và giấy chứng nhận kết hôn tại Thông tư số 01/2022/TT-BTP.
Theo Thông tư 01, bản điện tử giấy tờ hộ tịch có giá trị sử dụng như giấy tờ bản giấy trong các giao dịch, thủ tục hành chính thực hiện trực tuyến. Đồng thời, có giá trị thay thế giấy tờ hộ tịch bản giấy khi làm thủ tục đăng ký hộ tịch trực tiếp tại cơ quan đăng ký hộ tịch.
>>> Dịch thuật đa ngôn ngữ là gì? Công ty nào tuyển vị trí dịch vụ dịch thuật đa ngôn ngữ với mức lương hấp dẫn nhất tại Hà Nội?
Đối với mã QR trên Căn cước công dân, Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư phục vụ chuyển đổi số quốc gia ban hành kèm Quyết định 06/QĐ-TTg đã đề ra mục tiêu tích hợp nhiều ứng dụng cốt lõi như ví điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, chứng khoán, điện, nước… lên mã QR của thẻ Căn cước trong giai đoạn 2022 – 2025.
Qua những thông tin trên, có thể thấy mã QR và giấy tờ bản điện tử sẽ dần trở nên phát triển, phổ biến trong những năm tới đây.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách phân biệt sổ đỏ, sổ hồng và cách sử dụng sổ đỏ, sổ hồng theo quy định pháp luật.
Vậy trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề Cách lưu trữ Căn cước công dân, thẻ ngân hàng trên Zalo. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ pháp lý, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
>>> Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo từng hàng thừa kế pháp luật quy định nhu thế nào?
>>> Công chứng ngoài trụ sở các văn phòng có thu thêm phụ phí hay không? Văn phòng nào có dịch vụ này?
>>> Chứng thực chữ ký là gì? Cần những điều kiện gì để chữ ký được chứng thực? Chứng thực chữ hiện nay hết khoảng bao nhiêu tiền?
>>> Công chứng văn bản phân chia di sản thừa kế lúc nào thì hợp pháp? Văn bản không công chứng có hiệu lực không?
>>> Giấy khai sinh, đăng ký kết hôn không bắt buộc trong các thủ tục?
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch