Bịa đặt, nói xấu sai sự thật gây ảnh hưởng nghiệm trọng tới danh dự, nhân phẩm, uy tín. Trong khi những mâu thuẫn, xích mích giữa hàng xóm với nhau dẫn đến một bên đi đơm đặt nói xấu bên còn lại là chuyện quá đỗi phổ biến trong đời sống. Vậy áp dụng chế tài xử lý vụ việc như thế nnào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. Bị hàng xóm đặt điều nói xấu có kiện được không?

Trên thực tế, để giải quyết mâu thuẫn cá nhân, rất nhiều người đã cố ý đưa ra những thông tin sai sự thật nhằm bôi xấu danh dự, nhân phẩm người khác. Điều này xâm phạm nghiệm trọng đến quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm của cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật.

kiện người nói xấu

Cụ thể, Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

Theo đó, tùy vào nội dung của lời nói xấu là gì, mức độ ảnh hưởng ra sao mà người thực hiện có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng quận Hoàng Mai hiện nay có văn phòng nào nhận làm trọn gói dịch vụ sổ đỏ không?

Trong trường hợp này, để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân, người bị nói xấu có thể khai báo, tố giác với cơ quan Công an nơi cư trú về vụ việc này kèm theo những chứng cứ chứng minh để cơ quan chức năng xác minh làm rõ vụ việc.

2. Bịa đặt, nói xấu người khác bị xử lý thế nào?

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo quy định trên, người có hành vi bịa đặt, nói xấu người khác nhằm lăng mạ, bôi nhọ danh dự của người khác có thể bị phạt đến 03 triệu đồng. Đồng thời, buộc phải cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn cho người bị bịa đặt, nói xấu (theo khoản 14 Điều 7 Nghị định 144).

2.2. Trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự

Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác là một trong những hành vi phạm tội vu khống với mức phạt lên đến 07 năm tù.

Cụ thể, tội này được quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Xem thêm:  Hủy hóa đơn điện tử đã phát hành đối với trường hợp nào?

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vì động cơ đê hèn;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo quy định trên, một người chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vu khống nếu có hành vi đặt điều, nói xấu nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Thực tế, việc hàng xóm láng giềng có xích mích dẫn đến đặt điều nói xấu lẫn nhau rất hiếm khi bị đem ra xử lý hình sự. 

>>> Xem thêm: Tìm các văn phòng công chứng thứ 7 chủ nhật tại quận Đống Đa giá rẻ, uy tín, chất lượng.

3. Mức bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm là bao nhiêu?

Bên cạnh việc bị xử lý hành chính hoặc hình sự, những người bịa đặt nói xấu, vu khống người khác còn có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 592 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể:

– Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

+ Chi phí hợp lý để hạn chế và khắc phục thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

– Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo các khoản nêu trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Hiện nay, mức lương cơ sở đang là 1.490.000 đồng/tháng. Nếu không thỏa thuận được về mức bồi thường thì người vi phạm sẽ bị phạt tối đa 14,9 triệu đồng.

Để được bồi thường người bị hại có thể:

Xem thêm:  Hộ chiếu hết hạn thì có được gia hạn không?

– Khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại nếu người có hành vi bịa đặt chỉ bị xử lý hành chính.

– Yêu cầu Tòa án xử lý yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự nếu người có hành vi bịa đặt bị xử lý hình sự.

>>> Xem thêm: Cách làm đầy đủ thủ tục làm sổ đỏ thừa kế nhanh gọn nhất? Liên hệ văn phòng nào để được hỗ trợ?

Như vậy, trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề Bịa đặt, nói xấu sai sự thật có kiện được không? Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ pháp lý, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo từng hàng thừa kế pháp luật quy định nhu thế nào?

> Công chứng ngoài trụ sở các văn phòng có thu thêm phụ phí hay không? Văn phòng nào có dịch vụ này?

>>> Chứng thực chữ ký là gì? Cần những điều kiện gì để chữ ký được chứng thực? Chứng thực chữ hiện nay hết khoảng bao nhiêu tiền?

>>> Phí công chứng giấy ủy quyền ở văn phòng công chứng quận Tây Hồ, Quận Đống Đa rẻ nhất.

>>> Mở trộm mật khẩu điện thoại của người khác có bị phạt không?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *