Khi thực hiện sự thay đổi về tiền lương và xếp lương theo vị trí việc làm được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức đặc biệt quan tâm. Vậy vị trí việc làm là gì? Xác định như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm thông tin về vấn đề trên.

>>> Tìm hiểu ngay: Văn phòng công chứng phường Khương Trung cung cấp dịch vụ công chứng đáng tin cậy tại Hà Nội.

1. Vị trí việc làm là gì?

Đây là cụm từ được định nghĩa chi tiết tại khoản 3 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 như sau:

“Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Căn cứ định nghĩa này, có thể thấy, vị trí việc làm là căn cứ để tuyển dụng, nâng ngạch và điều động công chức.

Trong khi đó, với viên chức, theo khoản 1 Điều 7 Luật Viên chức năm 2010, vị trí việc làm được định nghĩa như sau:

Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo đó, đây là căn cứ để xác định số lượng cũng như cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý đối tượng này trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Phân loại và xác định

2.1 Phân loại

Đối với viên chức

Theo Điều 5 Nghị định 106/2020/NĐ-CP, chính phủ đã phân loại vị trí việc làm theo khối lượng công việc hoặc theo tính chất, nội dung của công việc như sau:

– Theo khối lượng công việc: Do một người hoặc do nhiều người đảm nhận hoặc vị trí việc làm đó có thể kiêm nhiệm được.

– Theo tính chất, nội dung công việc:

  • Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý
  • Theo chức danh nghề nghiệp chuyên ngành/chuyên môn dùng chung như hành chính, tổng hợp, quản trị văn phòng, tổ chức cán bộ, kế hoạch tài chính…
  • Theo vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.

>>> Xem thêm : Hướng dẫn cách phân biệt sổ hồng, sổ đỏ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.

Đối với công chức

Theo Điều 5 Nghị định 62/2020/NĐ-CP cũng chia vị trí việc làm thành các loại như sau:

– Theo khối lượng công việc: Do một người/nhiều người đảm nhiệm hoặc kiêm nhiệm.

– Theo tính chất, nội dung công việc:

  • Vị trí việc làm quản lý, lãnh đạo
  • Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành/chuyên môn dùng chung (tài chính, thanh tra, pháp chế, tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng…)
  • Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ…
Xem thêm:  Đất ngoài chỉ giới có được xây nhà ở, công trình không?

2.2 Cách xác định vị trí việc làm

– Nguyên tắc: Đảm bảo tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch và phù hợp với thực tiễn; Mỗi vị trí gắn với một chức danh ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp nhất định…

– Căn cứ xác định: Tính chất, đặc điểm, yêu cầu công việc; Mức độ phức tạp, quy mô công việc; Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin…

3. Quy định về trả lương

Dự kiến sẽ cải cách tiền lương từ 01/7/2024 nếu không có gì thay đổi (trích phát biểu của Chủ tịch Quốc hội).

Do đó, theo tinh thần của Nghị quyết 27 cho biết:

Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo thay hệ thống bảng lương hiện hành, bảo đảm không thấp hơn mức lương hiện hưởng

vị trí việc làm

Cụ thể công chức, viên chức sẽ có 02 bảng lương mới được xây dựng theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo:

– Bảng lương chức vụ áp dụng đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã;

– Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.

Thông qua đó, cần phải đảm bảo các nguyên tắc xếp lương như sau:

– Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì được hưởng lương theo chức vụ đó, nếu giữ nhiều chức vụ thì chỉ được hưởng mức lương chức vụ cao nhất…

– Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau;

– Điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề…

Trong khi đó, việc xếp lương hiện nay đang thực hiện theo công thức: Lương = Hệ số x Lương cơ sở.

Cụ thể, hệ số là con số cố định được ban hành kèm theo phụ lục của Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Mức lương cơ sở là con số cụ thể, áp dụng trong một khoảng thời gian, có chu kỳ trung bình theo từng năm.

Có thể thấy, các trả lương hiện nay còn mang nặng tính bình quân, có tính chất “cào bằng”, chưa làm nổi bật được năng lực của từng công chức, viên chức cũng chưa thể hiện được sự cố gắng, nỗ lực và phân cấp trong các ngạch, chức danh nghề nghiệp khác nhau.

Như vậy, việc xây dựng bảng lương theo vị trí việc làm khi cải cách tiền lương đã khắc phục được những bất cập đang được áp dụng bằng bảng lương hiện hành.

Xem thêm:  Tiền tử tuất có phải là di sản thừa kế không?

>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ trọn gói cho con cái trước thời kỳ hôn nhân đeer được hưởng quyền lợi theo quy .

Trên đây thông tin về vị trí việc làm. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

>>> Thủ tục chứng thực chữ ký cần những gì đối với những trường hợp người già yếu, không thể đi lại được

>>> Phí công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền có phức tạp hay không? Giá cả có cao hay không?

>>> Danh sách văn phòng công chứng Minh Khai đáng tin cậy, cung cấp đầy đủ dịch vụ công chứng ngoài trụ sở.

>>> Phí công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đối với gia đình có nhiều thành viên.

>>> Tự ý bỏ cọc mua đất, người mua phải bồi thường thế nào?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *