Xe buýt nhanh Hà Nội (Hanoi BRT) được đưa vào sử dụng từ cuối năm 2016. Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều người vẫn chưa biết cách tham gia giao thông khi đi trên đường có làn BRT sao cho đúng và mức xử phạt khi đi vào làn đường này.

>>> Xem thêm: Danh sách địa chỉ văn phòng công chứng quận Hoàng Mai cung cấp dịch vụ sang tên sổ đỏ nhanh nhất.

1. Làn đường BRT là gì?

Xe buýt nhanh, còn được gọi là xe buýt tốc hành (Bus Rapid Transit – viết tắt là BRT) là hệ thống vận tải công cộng lưu lượng lớn với phương tiện xe buýt. BRT được thiết kế đặc biệt nhằm cải thiện chất lượng hệ thống xe buýt công cộng truyền thống, giải quyết những vấn đề thường xuyên khiến xe bị chậm trễ.

Hiện nay, BRT đã trở thành một phương tiện công cộng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, giúp người dân di chuyển dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng hơn. Tại Việt Nam, hệ thống BRT của nước chúng ta được quản lý và vận hành bởi Xí nghiệp xe buýt nhanh Hà Nội. Nó được triển khai từ đầu năm 2017 tại Hà Nội, nhằm giải quyết một phần vấn đề tắc đường ở khu vực này.

làn BRT

2. Khung giờ nào được đi vào làn đường BRT?

Theo Quy chuẩn 41:2019 do Bộ Giao thông Vận tải ban hành, để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết có làn đường dành riêng cho từng loại xe nhoặc nhóm xe riêng biệt, đặt biển số R.412 (a,b,c,d,e,f,g,h). Biển được đặt phía trên làn xe, ở đầu đường theo chiều xe chạy.

>>> Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về nghề cộng tác viên online, cộng tác viên nhập liệu, cộng tác viên bán hàng,…

Các loại xe khác không được đi vào làn đường có đặt biển này (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định).

Trong đó, biển số R.412a “Làn đường dành cho xe ô tô khách”: làn đường dành riêng cho ô tô khách (kể cả ô tô buýt). Khi báo hiệu làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh, bổ sung thêm cụm từ “BRT” trên biển R.412a.

Thực tế, hiện nay trên các tuyến phố Hà Nội, các làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh (BRT) đều có đặt biển R.412a, phía dưới có vạch sơn kẻ đường.

Vì thế, đây là làn đường chỉ dành riêng cho xe buýt nhanh (BRT). Các phương tiện khác không được phép đi vào làn đường này.

Hiện tại, Hà Nội cũng chưa có quy định cho phép các phương tiện khác đi vào làn đường BRT dù là giờ cao điểm hay thấp điểm, ngày thường hay ngày cuối tuần, lễ, Tết. Vì thế, bất kể khung giờ nào, các phương tiện khác đều không được đi vào làn đường BRT.

làn BRT

3. Mức phạt theo Luật giao thông đường bộ khi vi phạm

Khoản 1 Điều 13 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:

Xem thêm:  Lập di chúc với tài sản hình thành trong tương lai được không?

Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

Vì vậy, xe máy, ô tô, thậm chí cả xe đạp đi vào làn đường BRT sẽ bị xử phạt lỗi đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định theo Nghị định 100/2019 của Chính phủ.

Cụ thể như sau:

– Mức phạt với ô tô đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định: 03 – 05 triệu đồng. Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

– Mức phạt với xe máy: 400.000 – 600.000 đồng;

– Mức phạt với xe đạp: 80.000 – 100.000 đồng.

Mức phạt đối với lỗi này tăng mạnh so với Nghị định 46/2016, đặc biệt với ô tô.

Mặc dù xử phạt nghiêm khắc như vậy, nhưng trong khung giờ cao điểm tại Hà Nội, làn đường BRT dường như vẫn bị “nhấn chìm” bởi các loại phương tiện giao thông khác. Buýt nhanh bỗng nhiên thành “buýt chậm”, khiến hiệu quả hoạt động của phương tiện này không cao.

>>> Tìm hiểu thêm: Top các phòng công chứng làm việc thứ 7, chủ nhật tại Hà Nội cung cấp đẩy đủ các dịch vụ công chứng.

Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, tại các trạm BRT hầu hết đều có camera giao thông, được sử dụng để phạt nguội các phương tiện đi vào làn đường này. Mặc dù, không nhìn thấy lực lượng chức năng đứng điều tiết giao thông hay xử phạt, nhưng các phương tiện giao thông (chủ yếu là ô tô) hoàn toàn có thể bị phạt nguội nếu cố tình đi vào làn đường dành cho xe buýt nhanh BRT.

Trên đây là những thông tin về làn đường BRT khi đi vào bị phạt bao nhiêu tiền? Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Pháp luật có bảo hộ tác phẩm trí tuệ nhân tạo không?

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

>>> Thông tin về phí công chứng hợp đồng thuê nhà theo pháp luật hiện nay để lựa chọn phòng công chứng uy tín nhất.

>>> Cách tìm đối tác kinh doanh hiệu quả để công việc đạt đúng mục đích và năng suất cao.

>>> Hướng dẫn các thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu cần biết theo pháp luật Việt Nam để tiết kiệm thời gian và chi phí.

>>> Phí công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được quy định là bao nhiêu? Có đắt đỏ không?

>>> Bóng cười là gì? Bóng cười có phải là ma tuý không?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *