Quy trình khám bệnh nghề nghiệp được tiến hành như thế nào để phát hiện kịp thời bệnh nghề nghiệp cho người lao động? Sau đây là những nội dung khái quát về quy trình khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
>>> Tìm hiểu ngay: Phòng công chứng quận Cầu Giấy nào cung cấp dịch vụ công chứng chuyên nghiệp và uy tín hàng đầu Hà Nội?
1. Khám bệnh nghề nghiệp cho các đối tượng nào?
Điểm c khoản 1 Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm và được hưởng đầy đủ chế độ nếu bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Căn cứ hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư 28/2016/TT-BYT, những người lao động được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp bao gồm:
(1) Người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp.
(2) Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Bao gồm cả người học nghề, tập nghề, người đã nghỉ hưu hoặc người đã chuyển công tác không còn làm việc ở nơi có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc đã có quyết định nghỉ việc chờ hưu, trợ cấp hằng tháng.
(3) Người lao động không thuộc 02 trường hợp trên mà chuyển sang làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.
Khi công ty tổ chức khám sức khỏe theo định kỳ cho người lao động, người làm việc trong môi trường tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp sẽ được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo quy định (căn cứ khoản 2 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động).
2. Quy trình khám bệnh nghề nghiệp?
Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 28/2016/TT-BYT, quy trình khám bệnh nghề nghiệp được tiến hành như sau:
Bước 1: Người sử dụng lao động hoặc người lao động phải gửi cho cơ sở khám bệnh nghề nghiệp hồ sơ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
>>> Tìm hiểu thêm: Chứng thực chữ ký là hoạt động gì? Mục đích của việc chứng thực chữ ký là gì? Các thủ tục chứng thực chữ ký như thế nào?
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
(1) Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc (nếu người lao động đã làm việc trước ngày 15/8/2016 thì sử dụng kết quả khám sức khỏe gần nhất)
(2) Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp.
(3) Bản sao hợp lệ của Kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động hoặc Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính.
(4) Bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án bệnh có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu có).
Bước 2: Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thông báo về việc tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người sử dụng lao động hoặc người lao động.
Nội dung thông báo bao gồm: Thời gian, địa điểm và các nội dung cần thiết khác liên quan đến khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
Bước 3: Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thực hiện khám phát hiện bệnh nghề nghiệp lần đầu cho người lao động.
Nội dung khám bệnh nghề nghiệp bao gồm:
– Khám đầy đủ nội dung theo Phụ lục 4 Thông tư này và các chuyên khoa để phát hiện bệnh nghề nghiệp.
– Lao động nữ khám thêm chuyên khoa phụ sản.
– Thực hiện các xét nghiệm khác liên quan đến yếu tố có hại (nếu cần).
– Đối với các bệnh nghề nghiệp không nằm trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm thì khám đầy đủ các chuyên khoa theo chỉ định của bác sỹ.
Bước 4: Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp tiến hành hội chẩn đối với trường hợp chẩn đoán các bệnh bụi phổi, phế quản, bệnh rung chuyển nghề nghiệp và trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của bác sỹ khám bệnh nghề nghiệp.
Bước 5: Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp ghi đầy đủ các thông tin trong sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp và tổng hợp kết quả đợt khám.
Trường hợp người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp thì cơ sở khám bệnh nghề nghiệp phải lập Hồ sơ bệnh nghề nghiệp và lập báo cáo trường hợp người lao động mắc bệnh nghề nghiệp.
Bước 6: Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp phải trả sổ khám bệnh hoặc hồ sơ bệnh nghề nghiệp.
Thời hạn: Trong 20 ngày làm việc sau khi kết thúc đợt khám.
3. Khám bệnh nghề nghiệp ở đâu?
Khoản 4 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định, người sử dụng lao động phải tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
Theo đó, người sử dụng lao động sẽ phải lựa chọn một trong các cơ sở y tế được cấp phép khám bệnh nghề nghiệp để tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho nhân viên.
Đây có thể là một trong các cơ sở y tế được quy định tại Công văn 1794/MT-LĐ năm 2020 do Cục Quản lý môi trường y tế công bố.
Người lao động dựa trên thời gian, địa điểm tại thông báo của cơ sở khám bệnh nghề nghiệp để đến khám theo đúng quy trình.
>>> Tìm hiểu thêm: Top các văn phòng công chứng làm việc thứ 7, chủ nhật tại Hà Nội đầy đủ các loại dịch vụ như các ngày trong tuần.
Trên đây là giải đáp về quy trình khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
>>> Tìm hiểu về phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất theo quy định pháp luật để tìm được văn phòng công chứng uy tín, chất lượng.
>>> Văn phòng công chứng nào cung cấp dịch vụ công chứng ngoài giờ hành chính, công chứng ngoài trụ sở tại Hà Nôi.
>>> Cách tìm đối tác hợp tác kinh doanh tạo năng suất và hiệu quả công việc cao cho các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực.
>>> Phí công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là bao nhiêu? Địa điểm nào có phí công chứng hợp lý tại Hà Nội?
>>> Bảo đảm nguồn cung bình ổn giá thị trường dịp Tết 2024
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG – GIAO DỊCH
Sao y chứng thực giấy tờ, tài liệu
Dịch thuật, chứng thực bản dịch các loại văn bản
Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Công chứng văn bản thừa kế, phân chia di sản thừa kế
Công chứng di chúc, lưu giữ, bảo quản di chúc
Công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản chung
Công chứng hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền
Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Công chứng hợp đồng mua bán Ô tô, Xe máy
Công chứng hợp đồng cho thuê, cho mượn BĐS
Cấp bản sao tài liệu, hợp đồng giao dịch