Thực phẩm chức năng là thuật ngữ được dùng phổ biến hiện nay. Vậy thực phẩm chức năng là gì? khác thuốc như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất để hiểu và dễ dàng phân biệt qua nội dung bài viết này.

1. Thực phẩm chức năng là gì?

Theo Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010  của Việt Nam định nghĩa:

Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.

>>> Xem thêm: Chứng thực chữ ký là gì? Thủ tục chứng thực chữ ký cần những giấy tờ gì để tránh bị đánh cắp thông tin câ nhân?

2. Phân loại thực phẩm chức năng

thực phẩm chức năng

Có nhiều cách để phân loại thực phẩm chức năng thành các nhóm, có thể dựa vào nguồn gốc, thành phần, công dụng… Dưới đây là các nhóm phân loại theo công dụng sản phẩm:

2.1 Thực phẩm chức năng dùng để hỗ trợ, bảo vệ sức khỏe

Người dùng bổ sung nguồn thực phẩm này hàng ngày vào trong thực đơn ăn uống của mình, bằng cách đưa vào cơ thể qua đường ăn uống. Mục đích của người sử dụng thường là để duy trì ,tăng cường, hỗ trợ sức khỏe, cải thiện chức năng của các cơ quan trong cơ thể, từ đó giúp hạn chế tỷ lệ mắc bệnh.

2.2 Thực phẩm chức năng dinh dưỡng chuyên dùng trong y học

Đây là loại thực phẩm được y khoa chuyên dùng, được sử dụng theo một hình thức đặc biệt dành cho các bệnh nhân. Để đưa nguồn thực phẩm này vào cơ thể người bệnh, có nhiều cách: Có thể bằng đường miệng như thông thường, hoặc bằng ống xông. Điều này sẽ can thiệp vào chế độ ăn của người bệnh và cần phải có sự giám sát của nhân viên y tế.

2.3 Thực phẩm chức năng dành cho người có chế độ ăn đặc biệt

Đối tượng sử dụng nguồn thức ăn đặc biệt này là: Người cao tuổi, người có chế độ ăn kiêng và đối tượng đặc biệt khác. Thực phẩm chức năng được chế biến, phối trộn theo một công thức đặc biệt. Thành phần của nguồn thực phẩm này, có sự khác biệt rõ ràng với thành phần của những loại thực phẩm chức năng thông thường khác có cùng bản chất.

Phải theo chỉ định của bác sĩ để phù hợp với thể trạng người bệnh, nhằm bổ sung, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ.

3. Thực phẩm chức năng và thuốc có khác nhau?

Tiêu chíThực phẩm chức năngThuốc
Chức năngLà thực phẩm được dùng để tạo ra năng lượng, nhiên liệu và có chất dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể.Là chất hóa học tương tác với hệ thống miễn dịch hoặc chức năng nội tiết để ngăn ngừa bệnh tật. Chúng không có năng lượng, nhiên liệu, giá trị dinh dưỡng.
Điều kiện cấp phép lưu hànhCục An toàn thực phẩmCục Quản Lý Dược
Nguồn gốc nguyên liệuHoàn toàn tự nhiênTự nhiên hoặc tổng hợp
Công nghệ sản xuấtTheo luật An toàn thực phẩmTheo luật Dược
Đối tượng sử dụngCả người bình thường và người bệnhChỉ định cho người bệnh
Cách sử dụngSử dụng trong thời gian dàiSử dụng theo bác sĩ chỉ định 
GiáKhông bị quản lýBị quản lý chặt chẽ
Tác dụng với cơ thểBổ sung dinh dưỡng cho cơ thểĐiều trị bệnh

Thực phẩm chức năng và thuốc có vai trò khác nhau nhưng đều có ý nghĩa quan trọng đối với cơ thể con người.

Xem thêm:  Cơ sở dữ liệu là gì? Thông tin 05 cơ sở dữ liệu hiện nay

4. Thực phẩm chức năng cần đáp ứng điều kiện đảm bảo an toàn như thế nào?

Thực phẩm chức năng cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo Điều 10 và Điều 14 Luật An toàn thực phẩm 2010 của Việt Nam.

– Phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, đáp ứng yêu cầu giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, kim loại nặng, chất gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại cho sức khỏe, tính mạng con người.

thực phẩm chức năng

– Tùy theo từng loại thực phẩm, ngoài các điều kiện trên, thực phẩm còn phải tuân thủ một hoặc một số quy định sau:

  • Các quy định về chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, sử dụng chất phụ gia thực phẩm.
  • Các quy định về bao bì, ghi nhãn thực phẩm.
  • Các quy định về vấn đề bảo quản thực phẩm..

– Có thông tin, tài liệu khoa học chứng minh tác dụng của thành phần tạo nên công dụng đã công bố.

– Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra thị trường phải có báo cáo thử nghiệm tác dụng.

5. Cách sử dụng và lưu ý khi sử dụng thực phẩm chức năng

Bạn cần rất cẩn trọng trước khi quyết định dùng loại thực phẩm chức năng nào, dùng cho nhu cầu tăng sức đề kháng hay hỗ trợ việc chữa trị bệnh gì. Vì sản phẩm bao gồm cả các tác dụng có lợi và có cả một số tác dụng phụ có thể xảy ra.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng giấy tờ mua bán xe máy, ô tô trọn gói, chuyên nghiệp tại Hà Nội.

5.1 Tham khảo tư vấn của bác sĩ

Đặc biệt những người có bệnh lý như: Bệnh tim mạch, tình trạng béo phì, hay bệnh tiểu đường và những loại thực phẩm có chức năng hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư và các bệnh khác, cần được bác sĩ đưa ra lịch trình tư vấn. Bới chỉ có bác sĩ mới đưa ra được những đánh giá, nhận định về sự tương tác của sản phẩm khi đưa vào cơ thể.

5.2 Không quá lạm dụng

Trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào thuộc nhóm này, bạn cũng nên cân nhắc kỹ. Bạn không cần thiết sử dụng khi cơ thể đang khỏe mạnh. Khi bắt đầu sử dụng bạn nên dùng liều lượng thấp để cơ thể thích nghi dần và có tác dụng từ từ. Nên dùng trong thời gian ngắn nhất. Nguyên tắc này sẽ đảm bảo người dùng không quá lệ thuộc vào thuốc.

Có nhiều người quan niệm sai khi cho rằng, thực phẩm chức năng bổ sung cho cơ thể chất dinh dưỡng nên sử dụng càng nhiều càng tốt. Thực tế cho thấy, khi đưa vào cơ thể, thực phẩm này cũng gây ra những phản ứng không có lợi thậm chí gây tổn thương cho một số bộ phận.

Một số ví dụ về tác hại của việc sử dụng quá liệu các thành phần trong thực phẩm chức năng đó là:

  • Dùng quá liều vitamin A:  Nhiễm độc gan.
  • Dùng quá liều canxi, vitamin C, vitamin D: Gây sỏi thận.
  • Dùng quá liều 5-HTP hoặc St John’s wort gây buồn nôn.
  • Dùng quá liều vitamin B6 gây bệnh thần kinh ngoại biên.
  • Dùng quá liều dầu cá gây rối loạn tiêu hóa và tăng cholesterol xấu (LDL).
  • Dùng quá liều kẽm gây mất vị giác và khứu giác.
  • Dùng quá liều sắt gây táo bón.
  • Dùng quá liều magie gây tiêu chảy
  • Dùng quá liều iốt gây ra các vấn đề về tuyến giáp.
Xem thêm:  Sử dụng hóa đơn điện tử như thế nào để giảm rủi ro?

5.3 Không coi thực phẩm chức năng là thuốc

Bao bì của thực phẩm chức năng nhìn giống thuốc tây nhưng thực phẩm chức năng không phải là thuốc, không nhằm mục đích chữa bệnh, mặc dù sản phẩm có nhiều chức năng. Đó là sản phẩm bổ sung những chất mà cơ thể còn thiếu, giúp quá trình chuyển hóa chất diễn ra tốt hơn, tăng sức đề kháng, nâng cao sức khỏe.

Nếu nhầm tưởng thực phẩm chức năng là thuốc có thể dẫn đến nguy hiểm tới tính mạng.

5.4 Tìm hiểu thông tin trước khi sử dụng

Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, vì trong phần này luôn kèm theo khuyến cáo đối với người sử dụng, thông tin của nhà sản xuất, hạn sử dụng.

>>> Công ty dịch thuật nổi tiếng khu vực nội thành Hà Nội thực hiện các thủ tục, giấy tờ du học và xuất khẩu lao động

Trên đây là thông tin về: Phân biệt thực phẩm chức năng và thuốc. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

>>> Thủ tục làm sổ đỏ lần đầu có phức tạp hay không? Dịch vụ sang tên sổ đỏ trọn gói nhanh nhất tại Hà Nội.

>>> Danh sách và địa chỉ của các văn phòng công chứng top 1 quận Cầu Giấy uy tín, giá rẻ, làm việc nhanh chóng nhất năm 2023.

>>> Thủ tục làm sổ đỏ lần đầu như thế nào năm 2023? Cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Có nên đăng ký làm sổ đỏ online hay không?

>>> Thủ tục công chứng văn bản hủy hợp đồng ủy quyền như thế nào. Cá nhân có thể đơn phương hủy bỏ hợp đồng ủy quyền đã công chứng được hay không?

>>> Thuế GTGT áp dụng cho lãi vay và khả năng tính vào chi phí

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *