Chi nhánh là một đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, chi nhánh được thành lập nhằm mục đích mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh có thể thành lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài. Vậy Chi nhánh có tư cách pháp nhân không? Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau.

>>> Tìm hiểu thêm: Hồ sơ yêu cầu công chứng di chúc đã được soạn sẵn được quy định như thế nào? Có được ủy quyền công chứng di chúc không?

1. Chi nhánh có tư cách pháp nhân không?

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và không có tư cách pháp nhân.

Theo khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 thì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ/một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

chi nhánh công ty

Một tổ chức có tư cách pháp nhân khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13:

– Ðược thành lập hợp pháp

– Có cơ cấu tổ chức

– Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó

– Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập

Theo đó, chi nhánh chỉ là một đơn vị thuộc của một doanh nghiệp. Và chỉ đáp ứng yêu cầu là được thành lập hợp pháp, có con dấu riêng, có tổ chức của bộ máy đầy đủ. Còn yếu tố độc lập về tài sản thì chi nhánh chưa đáp ứng được. Và cũng không thể tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Do đó, chi nhánh không phải là pháp nhân.

Bản chất chi nhánh được thành lập nhằm thay mặt doanh nghiệp thực hiện một (hoặc một vài) chức năng của doanh nghiệp tại các địa phương doanh nghiệp không đặt trụ sở chính.

2. Chi nhánh có con dấu riêng không?

Điều này còn tùy thuộc vào nhu cầu hoạt động.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp năm 2020:

Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

Xem thêm:  Bịa đặt, nói xấu sai sự thật có kiện được không?

>>> Tìm hiểu thêm: Hộ gia đình có quyền chuyển nhượng nhà tình nghĩa do Nhà nước cấp hay không? Có cần phải công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất?

Bên cạnh đó, hiện nay cũng chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định bắt buộc chi nhánh phải có con dấu riêng.

Do đó, trong quá trình hoạt động thì chi nhánh không bắt buộc phải có con dấu riêng. Thực tế, nhiều chi nhánh vẫn có con dấu riêng. Nhằm phục vụ hoạt động giao dịch của mình.

3. Chi nhánh có được ký hợp đồng không?

Như đã nêu ở trên, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Không có tư cách pháp nhân nên không thể nhân danh chính mình ký hợp đồng được. Tuy nhiên, người đại diện theo pháp luật của công ty có thể lập ủy quyền cho người đứng đầu chi nhánh làm đại diện theo ủy quyền của công ty. Nhân danh công ty ký kết hợp đồng.

chi nhánh công ty

Khoản 5 Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.

>>> Tìm hiểu thêm: Hộ gia đình có quyền chuyển nhượng nhà tình nghĩa do Nhà nước cấp hay không? Có cần phải công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất?

Theo đó, người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện không đương nhiên có quyền đại diện cho chi nhánh ký kết hợp đồng mà quyền này chỉ phát sinh khi có ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của công ty. Phạm vi và thời hạn ủy quyền là do người đại diện theo pháp luật của công ty quyết định.

Trên đây là thông tin liên quan đến Chi nhánh có tư cách pháp nhân không? Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

Xem thêm:  Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên: Bao lâu 1 lần?

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Giấy mua bán xe cá nhân có cần phải chứng thực không? Chứng thực chữ ký trên giấy mua bán xe ô tô được thực hiện như thế nào?

>>> Phía công ty nhận ủy quyền có được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền hay không? Thủ tục công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền bao gồm những giấy tờ gì?

>>> Văn phòng công chứng Phạm Văn Đồng miễn phí ký ngoài dành cho ngững người bận rộn.

>>> Trường hợp người yêu cầu công chứng muốn công chứng ngoài trụ sở công chứng thì mức phí như thế nào?

>>> Hồ sơ, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể 2023

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *