Chính sách khuyến khích và bảo vệ là những chính sách cho cán bộ đổi mới sáng tạo theo Nghị định 73/2023/NĐ-CP. Nếu quan tâm đến các chính sách này, hãy theo dõi bài viết để nắm được thông tin chính xác nhất.

1. Chính sách khuyến khích cho cán bộ đổi mới sáng tạo

1.1. Chính sách khuyến khích cán bộ đổi mới, sáng tạo

Trong các chính sách cho cán bộ đổi mới sáng tạo, chính sách khuyến khích là sự khích lệ, tin tưởng, tôn trọng, ghi nhận, động viên, tạo động lực, nguồn lực, điều kiện và môi trường để cán bộ phát huy tính năng động, sáng tạo.Điều 10 Nghị định 73 năm 2023 quy định các hình thức khuyến khích cán bộ đề xuất đổi mới, sáng tạo, cá nhân, tổ chức thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo, cơ quan và người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ đủ điều kiện áp dụng đổi mới, sáng tạo bao gồm:

– Tuyên dương, biểu dương trước tập thể cơ quan, đơn vị;

>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng mua bán nhà ở xã hội chưa có sổ hồng thì cần thực hiện thủ tục như thế nào?

– Khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng đối với những đề xuất được đánh giá là hoàn thành;

– Lấy làm căn cứ để đánh giá trước khi xếp loại, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, điều động, luân chuyển theo hướng ưu tiên bố trí, sử dụng cán bộ có tư duy đổi mới, cách làm sáng tạo, hiệu quả cao;

– Được đánh giá thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ để xét nâng ngạch công chức; được xét nâng bậc lương trước thời hạn 12 tháng đối với những đề xuất đổi mới, sáng tạo được đánh giá là hoàn thành;

– Được động viên, khuyến khích bằng các hình thức khác phù hợp với quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Tùy trường hợp cụ thể, cán bộ, cá nhân, tổ chức thực hiện đề xuất sẽ được cơ quan sử dụng cán bộ bố trí kịp thời trang thiết bị, phương tiện làm việc, con người, kinh phí bảo đảm thực hiện đề xuất được phê duyệt.

1. Chính sách cho cán bộ đổi mới sáng tạo

1.2. Bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo

Ngoài các chính sách khuyến khích cán bộ đổi mới sáng tạo nêu trên, Nghị định 73/2023 còn quy định các biện pháp bảo bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo.

Bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo là việc áp dụng các biện pháp cần thiết, kịp thời, hiệu quả, phù hợp với quy định của Đảng, pháp luật và thực tiễn triển khai nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Các biện pháp bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo quy định tại Điều 11 Nghị định 73 bao gồm:

– Không bị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật có liên quan đối với cán bộ thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo được cơ quan sử dụng cán bộ đánh giá là hoàn thành.

– Được xem xét loại trừ, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm theo quy định của pháp luật có liên quan đối với cán bộ thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo mà không hoàn thành hoặc chỉ hoàn thành được một phần mục tiêu đề ra và gây ra thiệt hại nhưng được cơ quan sử dụng cán bộ xem xét, đánh giá đã thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung.

Xem thêm:  Top 5 sàn giao dịch bất động sản nổi tiếng nhất Hà Nội

>>> Tìm hiểu thêm: Địa chỉ cung cấp dịch vụ công chứng di chúc tại nhà không mất phí phụ thu.

Lưu ý: Cơ quan và người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ quyết định cho phép thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo phải kịp thời đánh giá kết quả thực hiện, xác định rõ các nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá khách quan, toàn diện đối với các trường hợp trên.

1. Chính sách cho cán bộ đổi mới sáng tạo

3. Điều kiện áp dụng chính sách khuyến khích cho cán bộ đổi mới sáng tạo

Chính sách khuyến khích cán bộ năng động, sáng tạo tại Nghị định 73 được áp dụng khi nội dung đề xuất đổi mới, sáng tạo đáp ứng các điều kiện tại Điều 5:

– Có khả năng tháo gỡ, giải quyết điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật và giải quyết hiệu quả vấn đề được đề xuất;

– Vì lợi ích chung, mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực, tạo chuyển biến, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước và địa phương, cơ quan, đơn vị;

– Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn; không làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; không ảnh hưởng đến sự phát triển của địa phương, cơ quan, đơn vị khác;

– Góp phần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong việc quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin.

Các biện pháp bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo được áp dụng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo được cơ quan sử dụng cán bộ đánh giá là hoàn thành;

– Thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo mà không hoàn thành hoặc hoàn thành một phần mục tiêu đề ra, gây ra thiệt hại nhưng được cơ quan sử dụng cán bộ đánh giá là đã thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung.

4. Những việc không được làm khi thực hiện chính sách cho cán bộ đổi mới sáng tạo

Điều 6 Nghị định 73 quy định, khi thực hiện chủ trương khuyến khích, bảo vệ cán bộ thì cơ quan, tổ chức, cán bộ và cá nhân không được làm các việc sau:

– Lợi dụng các chính sách và biện pháp khuyến khích, bảo vệ cán bộ để thực hiện hoặc bao che hành vi tham nhũng, tiêu cực, trục lợi, vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật hoặc làm ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ chính trị, tác động tiêu cực đến đời sống nhân dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

>>> Tìm hiểu thêm: Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất và giấy tờ cần chuẩn bị?

– Cản trở, gây khó khăn, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cán bộ năng động, sáng tạo, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình đề xuất, thực hiện, hoàn thành đề xuất vì lợi ích chung.

– Né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong trình tự, thủ tục phê duyệt và triển khai các đề xuất đổi mới, sáng tạo.

Xem thêm:  Người giám hộ chết có chấm dứt việc giám hộ đương nhiên không?

– Không chấp hành phân công của cơ quan, tổ chức về việc giao thực hiện đề xuất hay thực hiện không đúng đề xuất được quyết định cho thực hiện.

– Không chấp hành chỉ đạo về việc tiếp tục, dừng hoặc chấm dứt thực hiện đề xuất; lợi dụng việc thực hiện đề xuất để né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm khi thực hiện các chức trách, nhiệm vụ khác được giao theo quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan.

– Xử lý trách nhiệm đối với cán bộ năng động, sáng tạo, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình đề xuất, thực hiện đề xuất đã được đánh giá là hoàn thành.

Trên đây là các thông tin về chính sách cho cán bộ đổi mới sáng tạo theo Nghị định 73/2023. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

XEM THÊM TỪ KHOÁ:

>>> Cách tính phí công chứng nhà đất đơn giản dễ dàng thực hiện chỉ trong 1 phút

>>> Có cần công chứng giấy ủy quyền khi nhờ thực hiện đăng ký thường trú, tạm trú.

>>> Đối tác kinh doanh là gì? Bí kíp tìm kiếm đối tác kinh doanh hiệu quả, lương cao.

>>> Thủ tục làm sổ đỏ thừa kế đất đai cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

>>> Có được ủy nhiệm xuất hóa đơn cho bên thứ 3 không?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *