Án phí lao động được tính như thế nào? Trong nghị quyết 326 đã quy định cách tính án phí lao động, vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nội dung này thông qua bài viết dưới đây nhé!

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng quận Đống Đa có thực hiện dịch vụ công chứng, chứng thực ngoài trụ sở không?

1. Án phí lao động ai là người phải tri trả?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, án phí lao động là một trong những loại án phí thuộc lĩnh vực dân sự. Do đó, có thể xác định người có nghĩa vụ chịu án phí như sau:

Án phí lao động sơ thẩm:

– Đương sự (người lao động, doanh nghiệp, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) chịu án phí đối với yêu cầu không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn.

tòa án

– Bị đơn chịu toàn bộ án phí khi toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận.

– Nguyên đơn chịu toàn bộ án phí khi toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được Tòa án chấp nhận.

– Nguyên đơn chịu án phí tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận.

– Bị đơn chịu án phí tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận.

>>> Xem thêm: Dịch thuật đa ngôn ngữ là gì? Học gì để làm dịch vụ dịch thuật đa ngôn ngữ? 

– Bị đơn có yêu cầu phản tố phải chịu án phí đối với phần yêu cầu phản tố không được Tòa án chấp nhận. Nguyên đơn phải chịu án phí theo phần yêu cầu phản tố của bị đơn được Tòa án chấp nhận.

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập chịu án phí theo phần yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận.

Án phí lao động phúc thẩm:

– Người kháng cáo chịu án phí nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí.

– Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm thì người kháng cáo liên quan đến phần bản án, quyết định phải sửa không phải chịu án phí; Tòa án xác định lại nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm.

tòa án

– Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử sơ thẩm lại thì nghĩa vụ chịu án phí xác định lại khi giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm.

Xem thêm:  Người Việt Kiều và những quy định của pháp luật về Việt Kiều

– Đương sự rút kháng cáo trước khi mở phiên tòa phúc thẩm chịu 50% mức án phí phúc thẩm. Trường hợp rút kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm thì chịu toàn bộ án phí.

– Trường hợp các bên thỏa thuận giải quyết được vụ án tại phiên tòa phúc thẩm thì đương sự kháng cáo chịu toàn bộ án phí phúc thẩm.

Về án phí sơ thẩm, nếu các bên tự thỏa thuận được với nhau thì nghĩa vụ chịu án phí theo thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án xác định lại án phí theo nội dung thỏa thuận về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm.

>>> Xem thêm: Văn phòng nào thực hiện dịch vụ công chứng thứ 7, chủ nhật giá rẻ uy tín nhất tại nội thành Hà Nội?

– Trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm và được bị đơn đồng ý thì các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm và 50% mức án phí phúc thẩm.

2. Mức án phí

Mức án phí này được quy định chi tiết tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 326 nêu trên như sau:

STTTên án phíMức thu
1Án phí lao động sơ thẩm
1.1Đối với tranh chấp lao động không có giá ngạch300.000 đồng
1.2Đối với tranh chấp lao động có giá ngạch
aDưới  06 triệu đồng300.000 đồng
bTừ 06 – 400 triệu đồng3% giá trị tranh chấp, nhưng không thấp hơn 300.000 đồng
cTừ 400 triệu – 02 tỷ đồng12 triệu đồng + 2% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng
dTừ 02 tỷ đồng trở lên44 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị có tranh chấp vượt 02 tỷ đồng
2Án phí lao động phúc thẩm300.000 đồng

Trên đây là giải đáp chi tiết về Án phí lao động được tính như thế nào?. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Xem thêm:  Xử phạt vi phạm trên đất rừng kéo dài hơn 2 năm của chính quyền địa phương

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

>>> Văn phòng công chứng Hà Nội thực hiện các dịch vụ công chứng, chứng thực ngày càng uy tín, chất lượng, giá thành phải chăng. 

>>> Công chứng di chúc là gì? Hướng dẫn thủ tục công chứng di chúc mới nhất theo quy định pháp luật 2023. Mức phí công chứng di chúc mới nhất hiện nay.

>>> Thủ tục công chứng thừa kế có phức tạp không? Cơ quan nào có thẩm quyền công chứng thừa kế? Các quy định mới nhất về công chứng thừa kế.

>>> Dịch thuật đa ngôn ngữ là gì? Thông tin liên hệ công ty hỗ trợ thực hiện nhanh nhất khu vực nội thành Hà Nội?

>>> Hóa đơn xăng dầu có phải ghi biển số xe không?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *