Sau hơn 3 năm kể từ ngày Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực (1.8.2020), các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn chưa tận dụng được các ưu đãi như kỳ vọng. Theo đại diện doanh nghiệp, để giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa ưu đãi từ hiệp định, đẩy mạnh xúc tiến thương mại là cách hỗ trợ doanh nghiệp tốt nhất.

>>> Tìm hiểu ngay: Văn phòng công chứng quận Hoàng Mai, nơi cung cấp dịch vụ công chứng uy tín và giá cả phải chăng ở Hà Nội.

Theo khoản 10 Điều 3 Luật Thương mại 2005, xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.

Từ việc đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại chuyên sâu như: nghiên cứu thị trường, thẩm định đối tác, để tận dụng hiệu quả các cơ hội mà EVFTA mang lại sẽ được các cơ quan chức năng thực hiện quyết liệt trong khoảng thời gian Việt Nam tích cực thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế.

1. Các doanh nghiệp mới tận dụng được 26% ưu đãi 

Công ty TNHH Hiệp Long (Bình Dương) đã hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nội – ngoại thất cao cấp sang châu Âu trong suốt 30 năm qua. Nhờ đội ngũ kỹ thuật và chất lượng sản phẩm xuất sắc, công ty đã duy trì một lượng khách hàng ổn định từ thị trường khó tính này, đồng thời được hưởng lợi từ các mức thuế suất ưu đãi trước khi EVFTA có hiệu lực. Tuy nhiên, ông Huỳnh Quang Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty cảm nhận rõ sự thay đổi trong tình hình kinh doanh kể từ tháng 8 năm 2020, khi EVFTA chính thức có hiệu lực.

Xúc tiến thương mại

Cụ thể, theo ông Thanh, bên cạnh các thị trường truyền thống chủ lực là Đức, Pháp, các nước Bắc Âu, đến nay, công ty đã mở rộng ra toàn bộ các quốc gia thành viên EU. “Tất nhiên, đó là chiến lược tiếp thị, mở rộng thị trường của doanh nghiệp, song EVFTA cũng khiến các đối tác châu Âu tin tưởng vào doanh nghiệp của Việt Nam hơn nên giúp doanh nghiệp mở rộng được thị trường tốt hơn, bởi lẽ khi có hiệp định thường mang tính ổn định lâu dài, tránh những thay đổi đột ngột về hàng rào thuế quan, xuất nhập khẩu”, ông Thanh chia sẻ. Và cũng bởi thế, kim ngạch xuất khẩu của công ty đã không ngừng tăng. Nếu như năm 2021 đạt khoảng 320 tỷ đồng thì hết năm 2022 đạt trên 410 tỷ đồng, riêng thị trường châu Âu tăng trưởng 20%.

Không chỉ riêng Công ty Hiệp Long, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu khác cũng đã được hưởng lợi từ EVFTA. Trong báo cáo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 về việc thực hiện EVFTA, Chính phủ cho biết, trong năm 2022, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên EU đạt 62,24 tỷ USD, tăng 9,2% với năm 2021. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước EU đạt 46,8 tỷ USD, tăng 16,7% so với năm 2021.

>>> Xem thêm: Nắm bắt tâm lý đối tác kinh doanh để gây ấn tượng tốt đẹp, hợp tác lâu dài, hiệu quả cho các doanh nghiệp.

Kim ngạch xuất khẩu sang EU theo mẫu C/O theo EVFTA (mẫu EUR.1) đạt 12,1 tỷ USD, chiếm 25,9% xuất khẩu chung sang EU, tăng 49,4% so với năm 2021. Nhiều mặt hàng quan trọng của Việt Nam xuất khẩu sang EU tiếp tục có tỷ lệ tận dụng tích cực, như: thủy sản đạt 82,9% (tăng 29,5% so với năm 2021), rau quả đạt 72,6% (tăng 34,2%), giày dép đạt 99,5% (tăng 49,7%), dệt may đạt 15,7% (tăng 43,4%), gỗ và sản phẩm gỗ đạt 14,2% (tăng 85,2%)… Về phía địa phương, có 49/63 tỉnh đã phát sinh hoạt động xuất khẩu với các nước EVFTA, tăng 11 tỉnh so với năm 2021.

Xem thêm:  Có được ủy quyền cho thuê nhà hay không?

Mặc dù vậy, theo đánh giá của Chính phủ, vẫn còn một số khó khăn, tồn tại trong thực thi EVFTA. Cụ thể, xuất khẩu sang các thị trường lớn như EU dù tăng trưởng tích cực trong thời gian qua nhưng tỷ trọng của các thị trường này còn tương đối khiêm tốn (tỷ lệ này ở nhiều tỉnh chưa đến 10%). Trong năm 2022, dù thặng dư thương mại của Việt Nam với các nước EU lớn thứ 2, chỉ sau Hoa Kỳ, đạt 31,4 tỷ USD, tăng 35,1% so với năm 2021 nhưng tỷ trọng thị trường EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam còn chưa cao, tương ứng là 12,6% và 4,3%.

Đáng chú ý, các doanh nghiệp chỉ tận dụng được gần 26% ưu đãi của EVFTA, chưa đạt được kỳ vọng. Doanh nghiệp FDI vẫn chiếm tỷ trọng đa số trong kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn của Việt Nam như giày dép, da giày, điện thoại và linh kiện, máy móc thiết bị. Số lượng các doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường EU còn khiêm tốn. Số lượng các doanh nghiệp nhập khẩu nhìn chung thấp hơn số lượng doanh nghiệp xuất khẩu…

Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp còn thờ ơ, chưa quan tâm đến việc tham gia các hội nghị, hội thảo về các FTA, đặc biệt còn tình trạng nhiều sự kiện tổ chức về FTA có số doanh nghiệp tham dự chỉ đạt 1/3 – 1/2 doanh nghiệp được mời…

2. Xúc tiến thương mại từ bổ sung nhân lực chuyên trách về FTA

Có nhiều yếu tố đã dẫn đến việc doanh nghiệp Việt Nam chưa thể tiếp cận thị trường EVFTA theo những kỳ vọng ban đầu. Theo báo cáo từ Chính phủ, những nguyên nhân bao gồm sự biến đổi không lường trước trong tình hình kinh tế toàn cầu, với sự phức tạp và khó khăn do dịch Covid-19, cũng như xung đột Nga – Ukraine đã đảo lộn chuỗi cung ứng, dẫn đến suy giảm tổng cầu và ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu. Ngoài ra, công tác tuyên truyền, mặc dù đã được thúc đẩy mạnh mẽ, thường còn mơ hồ và không tập trung vào các vấn đề cụ thể mà doanh nghiệp quan tâm. Cuối cùng, sự quan tâm và sự chủ động của nhiều địa phương trong việc thực hiện EVFTA cũng chưa đạt được mức đáng kỳ vọng.

>>> Xem thêm: Thủ tục làm sổ đỏ thừa kế theo quy định mới nhất của pháp luật Việt Nam.

Xét ở ngành hàng cụ thể, Tổng Thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên cho rằng, EVFTA thực sự giúp doanh nghiệp xuất khẩu rau quả được hưởng lợi nhờ thuế suất ưu đãi, giúp tăng tính cạnh tranh về giá thành cho hàng hóa của Việt Nam. Tuy vậy, rào cản chính lại đến từ hàng rào kỹ thuật bởi EU là thị trường rất khó tính, trong khi rau quả của Việt Nam lại quen xuất khẩu sang những thị trường dễ tính hơn. Thêm nữa, chi phí logistics khi xuất khẩu vào EU cao hơn sang Nam Mỹ hay châu Phi cũng là rào cản khiến xuất khẩu rau quả vẫn chưa tận dụng được tối đa lợi thế do EVFTA mang lại, dù từ khi Hiệp định có hiệu lực, mỗi năm tăng trưởng 10% song mới chỉ đạt khoảng 200 – 220 triệu USD.

Xúc tiến thương mại

Từ thực tế đó, ông Nguyên đề xuất, để giúp ngành hàng rau quả tận dụng được EVFTA, Chính phủ cần quan tâm đầu tư hơn cho chế biến thông qua chính sách hỗ trợ về xây dựng nhà máy như về đất đai, vốn, lãi suất, thuế. Cùng với đó, cần quan tâm tới xây dựng vùng nguyên liệu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn để thu mua nguyên liệu vì đây là số tiền khá lớn và phải mất 3 – 6 tháng mới thu hồi được vốn. Đối với xuất tươi, Nhà nước cần đầu tư cho các trường, viện để nghiên cứu ra cách bảo quản rau quả tươi được lâu, vì để xuất sang EU phải mất nhiều thời gian, trong khi cách bảo quản của Việt Nam hiện chưa đạt yêu cầu. Đặc biệt, phải đẩy mạnh xúc tiến thương mại hơn nữa, bởi nếu ví EVFTA như một cỗ máy thì xúc tiến thương mại chính là cú “đề pa” cho máy hoạt động trơn tru, ông Nguyên ví von.

Xem thêm:  Không nộp tiền phạt có bị phá dỡ nhà trên đất nông nghiệp?

Đồng tình với ý kiến trên, ông Huỳnh Quang Thanh nhấn mạnh, Nhà nước hỗ trợ đẩy mạnh xúc tiến thương mại chính là cách hỗ trợ doanh nghiệp tốt nhất để đưa hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU. Cùng với đó, cần tăng cường hơn nữa công tác truyền thông để doanh nghiệp hiểu rõ nội dung của các FTA, trong đó có EVFTA. Theo đó, các cơ quan liên quan cần tóm tắt nội dung cơ bản của hiệp định để gửi cho các doanh nghiệp, căn cứ vào từng nhóm ngành để có cách truyền thông hiệu quả nhất.

“Việc bổ sung nhân lực chuyên trách về thực thi các FTA, trong đó có EVFTA tại các địa phương theo giải pháp mà Chính phủ nêu ra là rất cần thiết. Muốn vậy, nên lựa chọn những luật sư về kinh tế giỏi vì họ sẽ nắm được các điều luật, giải thích, hỗ trợ cho doanh nghiệp”, ông Thanh gợi ý.

Bài viết trên cung cấp thông tin về xúc tiến thương mại là cách hỗ trợ doanh nghiệp tốt nhất. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

>>> Thời hạn niêm yết văn bản yêu cầu công chứng thừa kế di sản trong vòng bao lâu?

>>> Tổng hợp những trang website tuyển cộng tác viên nhập liệu không yêu cầu kinh nghiệm, mức thu nhập hấp dẫn.

>>>  Công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền do bên nào chịu trách nhiệm nộp phí theo quy định hiện nay.

>>>  Địa chỉ văn phòng công chứng thứ 7, chủ nhật hỗ trợ ký ngoài miễn phí, uy tín, nhiều năm kinh nghiệm.

>>> Thuế GTGT không được khấu trừ có được tính vào chi phí?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *