Sáng 12/10, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật tiến hành phiên họp toàn thể lần thứ 18, thẩm tra dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định những cơ chế đặc thù để đẩy mạnh việc xây dựng, quản lý, bảo vệ, phát triển Thủ đô xứng đáng với vai trò trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa.

>>> Tìm hiểu thêm: Văn phòng công chứng uy tín, giá rẻ, dịch vụ giao nhanh trong ngày tại Hà Nội – Văn phòng công chứng Minh Khai

1. Xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội, khắc phục vướng mắc, bất cập trong dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

Theo Tờ trình dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày,  việc xây dựng dự án Luật nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý; xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội; khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thi hành Luật Thủ đô để xây dựng, phát triển Thủ đô với vị trí, vai trò là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, hướng tới đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển. Bố cục của dự thảo Luật gồm 7 chương, 59 điều (tăng 3 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô 2012).

Báo cáo ý kiến nghiên cứu của Thường trực Ủy ban Pháp luật về dự án Luật và các báo cáo của Chính phủ về sơ kết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy nêu rõ, Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành với sự cần thiết ban hành, mục đích, quan điểm xây dựng và phạm vi sửa đổi Luật Thủ đô (sửa đổi). 

Theo đó, dự thảo Luật cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ, nhưng cũng đồng thời là giao nhiệm vụ cho chính quyền Hà Nội trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô xứng tầm với vị trí, vai trò, mục tiêu đã được xác định trong Nghị quyết số 15-NQ/TW. Các cơ chế, chính sách được thiết kế trong dự thảo Luật phải rõ ràng, rành mạch về phạm vi, nội dung phân quyền; lĩnh vực phân quyền phải toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm tính khả thi.

Thường trực Ủy ban Pháp luật cũng đánh giá cao quá trình chuẩn bị các báo cáo của Chính phủ sơ kết 3 năm thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM. Các báo cáo đã làm rõ những kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc sau 3 năm thực hiện các nghị quyết của Quốc hội và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp, cũng như các kiến nghị, đề xuất nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM trong thời gian tới.

Thẩm tra sự án luật thủ đô
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu tại phiên họp

1.1. Xây dựng, phát triển Thủ đô xứng tầm với vai trò trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa

Tại phiên họp, các đại biểu cơ bản tán thành với sự cần thiết sửa đổi và nhất trí với các nội dung trong dự thảo Luật. Nhiều ý kiến đánh giá hồ sơ dự án Luật được Chính phủ chuẩn bị rất công phu, nghiêm túc, với tinh thần cầu thị cao, gồm đầy đủ các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 64 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đủ điều kiện trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6.

Xem thêm:  Bảo lãnh vay vốn là gì? Khi nào được miễn nghĩa vụ bảo lãnh?

Đối với nội dung cụ thể của dự thảo Luật, các đại biểu tập trung thảo luận cho ý kiến về quy định về áp dụng Luật Thủ đô; các nội dung liên quan đến liên kết vùng Thủ đô; tổ chức chính quyền tại Thủ đô (mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại Thủ đô; số lượng đại biểu HĐND); các chính sách xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô và chính sách tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực phát triển Thủ đô…

>>> Tìm hiểu ngay: Văn phòng công chứng làm việc thứ 7, chủ nhật tại Hà Nội cung cấp đầy đủ các dịch vụ từ A đến Z

Tờ trình dự án Luật đã nêu rõ, trong thời gian tới dự kiến quyền hạn của HĐND TP. Hà Nội được tăng thêm, do đó, dự thảo Luật nêu rõ tỉ lệ đại biểu HĐND Thành phố hoạt động chuyên trách có thể tăng từ 20-25%. Các đại biểu cho rằng, có thể nghiên cứu tăng tỷ lệ này lên 35- 40%; đồng thời xem xét tăng cường về tổ chức, cơ cấu đại biểu cho HĐND ở quận, thị xã, thành phố thuộc Hà Nội để tương xứng với nhiệm vụ, thẩm quyền được tăng thêm.

Thẩm tra dự án Luật thủ đô

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND Thành phố, một số ý kiến đề nghị cần có sự kiểm soát để tránh xảy ra tình trạng lạm dụng thẩm quyền nhất là liên quan đến điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với một số dự án đầu tư công.

Phát biểu kết luận từ cuộc , Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đánh giá cao tinh thần thảo luận nghiêm túc, khẩn trương, hiệu quả của các đại biểu; ghi nhận tinh thần trách nhiệm của cơ quan soạn thảo đã chuẩn bị hồ sơ dự án Luật kỹ lưỡng, đủ điều kiện trình Quốc hội cho ý kiến. 

>>> Xem thêm: Những điều đáng lưu ý khi thực hiện thủ tục chứng nhận chữ ký trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không thể ký, không thể điểm chỉ được.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) là luật hết sức đặc biệt và quan trọng, quy định những cơ chế đặc thù để đẩy mạnh việc xây dựng, quản lý, bảo vệ, phát triển Thủ đô xứng đáng với vai trò trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, xã hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, sau phiên họp, Ủy ban Pháp luật sẽ khẩn trương hoàn thiện báo cáo thẩm tra; đồng thời đề nghị các cơ quan liên quan tiếp thu, hoàn chỉnh các báo cáo và dự án Luật để trình Quốc hội tại kỳ họp tới.

Xem thêm:  Thêm người thừa kế vào di chúc đã công chứng như thế nào?

Bài viết này cung cấp thông tin về vấn đề Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thẩm tra dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

>>> Cách kiểm tra sổ đỏ giả để tránh các rủi ro pháp lý khi mua nhà, mua đất. Văn phòng công chứng nào kiểm tra uy tín?

>>> Những đáng lưu ý công chứng giấy ủy quyền trong nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.

>>> Công chứng văn bản thừa kế cần những giấy tờ gì? Trình tự và thủ tục công chứng văn bản thừa kế như thế nào?

>>> Công chứng, chứng thực hợp đồng thuê nhà có bắt buộc không? Thủ tục công chứng hợp đồng thuê nhà.

>>> Kiên quyết không để tàu cá Việt Nam khai thác bất hợp pháp hải sản ở vùng biển nước ngoài

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *