Chế tài đóng vai trò rất quan trọng, là một phần của pháp luật nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm nhằm cung cấp an sinh xã hội và các mối quan hệ pháp lý cần bảo vệ. Vậy chế tài là gì và phân loại như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin của pháp luật.

1. Định nghĩa chế tài

Theo hệ thống pháp luật Việt Nam, chế tài là một trong ba bộ phận không thể thiếu để tạo thành một quy phạm pháp luật, bên cạnh giả định và quy định. Những chủ thể thực hiện không đúng quy tắc xử sự trong phần giả định và quy định của quy phạm pháp luật, sẽ phải gánh chịu hậu quả pháp lý.

Chế tài là bộ phận dùng để xác định những biện pháp tác động mà nhà nước sẽ áp dụng với những chủ thể vi phạm nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

>>> Tìm hiểu thêm: Khái niệm nghề cộng tác viên, quy định mới nhất 2023 về nghề cộng tác viên như thế nào?

2. Phân loại

2.1 Chế tài hành chính

Bộ phận trong quy phạm pháp luật hành chính dùng để xác định biện pháp xử lý của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về hành chính.

Những đối tượng này có hành vi vi phạm pháp luật về mặt quản lý nhà nước nhưng không phải tội phạm, các hành vi vi phạm của họ chưa đến mức phải xử phạt theo trách nhiệm hình sự.

Mục đích chính không chỉ bảo vệ các lợi ích chung dành cho người dân và xã hội, mà còn giúp ngăn chặn các vi phạm có thể xảy ra nghiêm trọng hơn.

2.2 Chế tài hình sự

Bộ phận có trong quy phạm pháp luật hình sự, hậu quả về mặt pháp lý khi người thực hiện vi phạm những quy định trong luật hình sự. Chế tài hình sự được xây dựng, quy định trong các quy phạm pháp luật hình sự.

Chế tài hình sự dùng để xác định loại và giới hạn mức độ hình phạt có thể áp dụng đối với chủ thể thực hiện hành vi phạm tội, đã được đặt ra trong quy phạm pháp luật.

Chế tài hình sự xuất hiện nhiều nhất trong các quy phạm pháp luật và mang tính xử phạt cao hơn so với các loại chế tài khác. Ngoài ra nó mang tính răn đe, trừng phạt, tùy theo mức độ vi phạm gây ra ảnh hưởng cho xã hội mà có mức hình phạt phù hợp nhất theo đúng quy định.

Việc sử dụng chế tài hình sự chỉ xảy ra sau khi có kết quả của những quá trình điều tra và trải qua các giai đoạn tố tụng, từ đó xác định xử phạt chính xác nhất.

Chế tài hình sự được xuất hiện nhiều nhất trong quy phạm pháp luật

2.3 Chế tài dân sự

Đây hình thức cưỡng chế được sử dụng với người thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự và thực hiện những hành vi vi phạm trong quan hệ dân sự, đa phần được áp dụng các biện pháp mang tính vật chất.

Xem thêm:  Con gái có được hưởng bằng con trai khi chia thừa kế nhà đất?

Chế tài dân sự phần lớn liên quan đến vật chất, tài sản. Việc vi phạm là bên này gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích có tính chất tài sản của bên kia, do đó phải có sự bồi thường, hoàn trả lại cho nhau dựa vào các biện pháp chế tài dân sự.

Chế tài dân sự cũng được áp dụng với trường hợp quyền nhân thân của một chủ thể bị xâm phạm, biện pháp chế tài áp dụng thường là buộc xin lỗi, đăng bà cải chính. Tuy nhiên, nếu thiệt hại không được khắc phục hoàn toàn sau khi xin lỗi, đăng bài cải chính thì bên bị xâm phạm thường yêu cầu bồi thường thiệt hại bằng lợi ích vật chất.

>>> Có thể bạn chưa biết: Cách phân biệt sổ đỏ, sổ hồng để tránh bị nhầm lẫn thông tin trong mua nhà, mua đất.

2.4 Chế tài thương mại

Chế tài thương mại là hậu quả không mong muốn được áp dụng cho cá nhân, tổ chức vi phạm những cam kết trong hợp đồng mang tính thương mại. Khi chủ thể tham gia có những hành vi vi phạm trong giao kết và thực hiện hợp đồng thì phải chịu các hình thức trách nhiệm được quy định tại Luật thương mại.

Chế tài thương mại dùng để đảm bảo khung pháp lý cho hoạt động thương mại, nhà nước sử dụng các công cụ pháp lý như thiết lập các quy tắc hoạt động thương mại; kiểm soát việc thực thi các quy định đó, để điều chỉnh quan hệ thương mại.

Đây là yếu tố không thể thiếu trong quan hệ kinh doanh, thương mại nhằm đảm bảo sự lành mạnh trong quan hệ kinh tế.

chế tài

2.5 Chế tài kỷ luật

Đây là biện pháp xử lý của Nhà nước áp dụng với những đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định trong kỷ luật lao động, học tập, công tác, các hành vi vi phạm pháp luật đã bị tòa án tuyên bố có tội hoặc bị cơ quan có thẩm quyền kết luận hành vi vi phạm bằng văn bản.

Các chế tài kỷ luật có thể bao gồm: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức và buộc thôi việc.

3. Trường hợp áp dụng

– Trong từng trường hợp cụ thể, người bị hại được hưởng quyền và lợi ích khác nhau, dựa vào đặc điểm của quyền và lợi ích này để xác định biện pháp chế tài phù hợp.

– Trong mỗi trường hợp khác nhau thì hành vi vi phạm có tính chất, mức độ, đặc điểm riêng biệt, dựa vào điều này để áp dụng các biện pháp chế tài.

>>> Tìm hiểu ngay: Văn phòng công chứng Top 1 quận Cầu Giấy với nhiều hạng mục công chứng cùng giá cả phải chăng hàng đầu Hà Nội.

– Việc sử dụng các hình thức của chế tài cũng căn cứ mức độ thiệt hại gây ra, tính chất của hành vi vi phạm pháp luật trong từng trường hợp, lĩnh vực cụ thể và các vấn đề khác khi có liên quan, từ đó xác định việc tăng nặng hay giảm nhẹ khi áp dụng bao gồm các hình thức:

  • Chế tài trừng trị (sử dụng trong lĩnh vực hình sự)
  • Chế tài khôi phục trạng thái pháp lý ban đầu (áp dụng trong lĩnh vực hành chính và dân sự)
  • Chế tài bảo vệ/bảo đảm (áp dụng trong lĩnh vực hành chính, dân sự, kinh tế)
  • Chế tài vô hiệu hóa.
Xem thêm:  Thúc đẩy đầu tư các dự án điện vùng biên viễn

Đây là những thông tin cần biết về áp dụng chế tài theo pháp luật. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

>>> Công chứng di chúc, công chứng di chúc tại nhà, công chứng di chúc miệng, công chứng di chúc bằng văn bản ở đâu tại Hà Nội?

>>> Văn phòng công chứng làm việc thứ 7, chủ nhật với đầy đủ dịch vụ nhanh chóng, tiện lợi và uy tín tại Hà Nội.

>>> Có cần công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền hay không? Khi đi công chứng cần mang theo những giấy tờ gì?

>>> Trình tự thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam thế nào?

>>> Tín dụng đen là gì? Cách nhận biết để tránh bị lừa đảo

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *