Có rất nhiều đề cập liên quan đến kiến trúc thượng tầng là gì? Có khác gì với cơ sở hạ tầng? Đây cũng là một phạm trù kiến thức rất khó để có thể tiếp cận bằng phương pháp học thông thường. Bài viết dưới đây sẽ phân tích sâu hơn về vấn đề này cho bạn đọc!

1. Khái niệm

Có thể hiểu kiến trúc thượng tầng theo một cách khái quát đó là toàn bộ những quan điểm về chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, triết học, nghệ thuật… tương ứng với những thể chế khác nhau: nhà nước, đảng phái, giáo hội và các đoàn thể… được tạo từ một cơ sở hạ tầng nhất định.

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng giấy ủy quyền liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.

Đây chính là những hiện tượng xã hội, thể hiện khái quát đời sống tinh thần của xã hội, là một bộ mặt tinh thần và tư tưởng của hình thái kinh tế – xã hội. Cùng với các bộ phận khác của xã hội, đóng vai trò chủ chốt trong việc hình thành cơ cấu hoàn chỉnh của các hình thái kinh tế – xã hội.

Mỗi một hình thái khác nhau đều đóng một vai trò nhất định trong việc tạo tư tưởng xã hội cũng như là bộ mặt tinh thần của một cơ sở hạ tầng đó. Song song với đó, tất cả các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng đều liên quan chặt chẽ với cơ sở hạ tầng trong từng hoàn cảnh nhất định.

Trong một xã hội sẽ phản ánh nền kinh tế của kiến trúc thượng tầng phát triển như thế nào. Và nhà nước cũng phản ánh thể chế chính trị của nhà nước đó. Bên cạnh đó có thể tồn tại những yếu tố mang tính đối lập trong tư tưởng, quan điểm và tổ chức chính trị trong nội bộ các các giai cấp bị trị.

2. Đặc điểm và vai trò của kiến trúc thượng tầng

2.1 Đặc điểm chính

Trong một xã hội luôn tồn tại sự đối kháng giai cấp, và nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất trong kiến trúc thượng tầng. Đây là công cụ đại diện cho giai cấp thống trị trong khía cạnh chính trị và pháp lý.

Kiến trúc thượng tầng của xã hội có sự phức tạp trong cấu trúc của nó và có thể được phân tích từ nhiều góc độ khác nhau, từ đó thể hiện sự tương tác và tác động của các yếu tố này lẫn nhau.

Giai cấp trong kiến trúc thượng tầng của xã hội thường thể hiện sự phân chia sâu sắc. Sự đối lập trong quan điểm chính trị, tư tưởng và cuộc đấu tranh tư tưởng giữa các giai cấp đối kháng là rõ rệt nhất trong kiến trúc thượng tầng.

Mỗi thành phần của kiến trúc thượng tầng có những đặc điểm và quy luật phát triển riêng, nhưng chúng không tồn tại độc lập và luôn có tác động lẫn nhau, đồng thời ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng.

Tuy nhiên, không phải tất cả các yếu tố đều có mối liên hệ chặt chẽ và tác động trực tiếp đối với cơ sở hạ tầng. Một số yếu tố như chính trị và pháp luật có mối quan hệ trực tiếp với cơ sở hạ tầng, trong khi những yếu tố như triết học, tôn giáo và nghệ thuật chỉ tác động gián tiếp và có tương quan.

Xem thêm:  Người đang hưởng án treo có được đi khỏi địa phương không?

2.2 Vai trò

Các bộ phận của kiến trúc thượng tầng khi ra đời đều có vai trò nhất định trong việc hình thành nên bộ mặt tinh thần, tư tưởng của một xã hội nhất định. Song không phải tất cả các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng là đều liên quan với cơ sở hạ tầng của nó.

>>> Xem thêm: Danh sách văn phòng công chứng làm việc thứ 7, chủ nhật tại Hà Nội cung cấp đầy đủ dịch vụ công chứng tiện lợi.

Chính hệ thống tư tưởng chính trị, pháp quyền cùng với các tổ chức như chính đảng, nhà nước,…đó là những bộ phận quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất và là thành phần quan trọng của kiến trúc thượng tầng, tiêu biểu cho chế độ chính trị của xã hội ấy.

3. Ví dụ về kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay, kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam phát triển theo hai đường lối chính:

  • Thứ nhất, Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, kim chỉ nam cho mọi hành động và tư tưởng:

Nhằm giải phóng dân tộc thoát khỏi chế độ bóc lột, giúp xã hội thoát khỏi nỗi ô nhục của một dân tộc đi làm thuê, bị cầm tù, bị dồn dập và bóc lột. Việt Nam ta hiện nay vẫn đang duy trì nghiêm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng theo kim chỉ nam, sự tiến bộ của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Mọi hành động của Đảng, nhà nước và nhân dân ta đều dựa theo cốt lõi đó, trở thành tư tưởng chủ đạo trong đời sống. Nhà nước khuyến khích mọi người dân sống và làm việc theo tư tưởng đạo đức HCM, góp phần xây dựng hệ thống chính trị, chủ nghĩa xã hội phản ánh đặc trưng và bản chất của GCCN và nhân dân lao động.

  • Thứ hai, xây dựng nhà nước của ta do nhân dân, vì nhân dân:

Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, chủ trương xây dựng đất nước ta đã đề ra cương lĩnh “xây dựng nhà nước XHCN vì dân, của dân. GCCN và nông dân cùng với tầng lớp trí thức làm nền tảng cốt lõi dưới sự lãnh đạo của Đảng”.

Việc phát triển song song cùng với củng cố những cơ sở hạ tầng, điều chỉnh và củng cố các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng sẽ giúp điều chỉnh các bộ phận đó trong thể chế xã hội được toàn diện hơn, đồng thời quá trình quá độ trong thời kỳ này cũng dần thích ứng phát triển nhanh hơn.

Kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam hiện nay

4. Phân biệt kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng

4.1 Sự khác nhau

Cơ sở hạ tầng mang những yếu tố quyết định nội dung và tính chất của kiến trúc thượng tầng và ngược lại, nội dung – tính chất của kiến trúc thượng tầng cũng chính là sự phản ánh đối với cơ sở hạ tầng của nó. Tương ứng với một cơ sở hạ tầng sẽ hình thành một kiến trúc thượng tầng phù hợp, nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng đó.

Trong xã hội có đối kháng giai cấp thì giai cấp nào thống trị về mặt kinh tế thì có thế mạnh hơn trong nhiều lĩnh vực khác, ví dụ như sẽ chiếm vị trí thống trị về chính trị và đời sống văn hóa tinh thần của xã hội.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng quận Hoàng Mai nào cung cấp dịch vụ dịch thuật đa ngôn ngữ với giá cả phải chăng

Xem thêm:  Phân biệt tài sản vô chủ và tài sản không xác định được chủ sở hữu

4.2 Mối quan hệ

Kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi bên. Tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng sẽ đều tác động đến mỗi cơ sở hạ tầng. Sự tác động ngược trở lại này diễn ra theo hai chiều hướng:

  • Mối quan hệ cùng chiều góp phần thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển.
  • Mối quan hệ ngược chiều nhau thì kìm hãm sự phát triển của chính cơ sở hạ tầng sinh ra nó.

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc về kiến trúc thượng tầng và phân biệt kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

>>> Có cần công chứng hợp đồng mua bán nhà đất hay không? Khi đi công chứng cần mang những giấy tờ gì?

>>> Trình tự, thủ tục xin cấp sổ đỏ thế nào cho đúng quy đinh của pháp luật Việt Nam hiện hành?

>>> Có cần công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế hay không? Khi đi công chứng cần mang những tài liệu gì?

>>> Dịch vụ sang tên sổ đỏ nhanh cho căn hộ chung cư nhanh và tiết kiệm nhất trong nội thành Hà Nội.

>>> Bảo lưu là gì? Thời gian bảo lưu kết quả học tập là bao lâu?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *