Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) nhằm điều chỉnh, cụ thể hóa được những vấn đề còn vướng mắc, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc…

Luật di sản văn hóa

Luật Di sản văn hóa được Quốc hội khóa X thông qua tại kỳ họp thứ 9, ngày 29/6/2001, đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa của Việt Nam. Luật được sửa đổi, bổ sung một số điều tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII (ngày 18/6/2009), trong đó một số hạn chế, bất cập trong việc thực thi Luật Di sản văn hóa đã cơ bản được giải quyết, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, bảo đảm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

>>> Bạn có biết: Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Có nên đăng ký làm sổ đỏ online hay không?

Sau 20 năm Luật Di sản văn hóa được ban hành và hơn 10 năm được sửa đổi, bổ sung, sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đã và đang được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm, ngày càng được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân ở khắp mọi miền đất nước.

1. Luật di sản văn hóa vẫn tồn tại một số hạn chế, bất cập

Trước những yêu cầu và đòi hỏi cấp bách từ thực tế đang diễn ra, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa cũng dần bộc lộ một số hạn chế, bất cập cả về nội dung và hình thức trong từng lĩnh vực, cụ thể như:

Thứ nhất, một số quy định của Luật còn mang tính nguyên tắc chung chung cần quy định rõ hơn

Luật chuyên ngành chứa nhiều điều khoản với tính nguyên tắc hoặc thiếu hướng dẫn cụ thể, gây khó khăn trong việc thực hiện, chẳng hạn như: quy định chi tiết về hành vi bị cấm; quy trình hủy bỏ xếp hạng, ghi danh di sản, hủy bỏ công nhận bảo vật quốc gia; điều chỉnh vùng bảo vệ di tích; quy trình tiếp nhận, phân chia, và quản lý hiện vật, di vật, cổ vật sau khai quật khảo cổ; cũng như quy trình tiếp nhận và loại bỏ hiện vật tại di tích…

Vấn đề quản lý các di sản, mô hình quản lý di tích của các địa phương hiện nay rất đa dạng, chưa thống nhất nên khó quản lý, khó xác định trách nhiệm khi có sai phạm trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. 

>>> Xem thêm: Top các văn phòng công chứng làm việc thứ 7, chủ nhật với dịch vụ công chứng nhanh, tiết kiệm, uy tín nhất tại Hà Nội.

Thứ hai, một số quy định của Luật có tính khả thi chưa cao, hoặc không còn phù hợp với thực tiễn cần sửa đổi hoặc bãi bỏ

Về các quy định có tính khả thi chưa cao cần nghiên cứu bãi bỏ (hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp): Quy định về quy hoạch khảo cổ; quy định đăng ký bảo vật quốc gia; quy định về cho phép, mua bán, trao đổi, tặng cho và kế thừa ở nước ngoài đối với di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.

Xem thêm:  Đánh học sinh thì giáo viên sẽ bị xử lý như thế nào?

Các quy định không còn phù hợp với thực tiễn cần sửa đổi, bổ sung như: Quy định về thăm dò khai quật khảo cổ và thẩm quyền hướng dẫn, thủ tục thăm dò, khai quật khảo cổ; quy định bổ sung đối tượng các dự án khác không thuộc dự án bảo vệ và phát huy giá trị của di tích, thực hiện trong và ngoài khu vực khoanh vùng bảo vệ của di tích; quy định rõ 7 loại hình di sản văn hóa phi vật thể; quy định cấm đối với hành vi vi phạm các tập tục và can thiệp vào di sản văn hóa của cộng đồng; quy định cụ thể về nguyên tắc hoạt động, quản lý, thực hành và bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng, xã hội trong bối cảnh bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với phát triển bền vững và hội nhập…

Luật di sản văn hóa

Thứ ba, một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật

Luật Di sản văn hóa hiện hành chưa quy định nội dung các hoạt động, cơ chế để thu hút các nguồn lực của xã hội, huy động được sự đóng góp, tham gia của tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ, khai thác, sử dụng và phát huy giá trị di sản văn hóa… trong khi thực tiễn xã hội hiện đại, các địa phương tập trung khai thác, phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế – xã hội nên thu hút doanh nghiệp có đóng góp cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Chưa có các quy định về chức năng nhiệm vụ giáo dục và ứng dụng công nghệ của bảo tàng; chuyển quyền sở hữu đối với bảo tàng ngoài công lập đưa di vật, cổ vật có nguồn gốc Việt Nam từ nước ngoài về nước; thẩm quyền thẩm định các dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp bảo tàng, các dự án trưng bày, chỉnh lý nội dung và hình thức trưng bày bảo tàng; đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đi trưng bày, nghiên cứu hoặc bảo quản ở trong nước.

Chưa quy định thẩm quyền, hướng dẫn các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia như quy định về báo cáo định kỳ tình trạng di sản và tình hình bảo vệ, phát huy giá trị di sản sau khi được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, các Danh sách của UNESCO; nội dung, cơ chế thực hiện, triển khai, tổng hợp, xử lý thông tin các Báo cáo bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể theo cam kết với UNESCO…

Vì vậy, việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành là hết sức cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội, điều chỉnh, cụ thể hóa được những vấn đề còn vướng mắc, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.

Xem thêm:  Bảo lãnh vay vốn là gì? Khi nào được miễn nghĩa vụ bảo lãnh?

>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng mua bán nhà đất và các giao dịch về bất động sản trong trường hợp được ủy theo pháp luật.

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) bố cục gồm 9 chương 136 điều, tăng 2 chương, 62 điều so với Luật Di sản văn hóa hiện hành (7 chương 74 điều), trong đó: bỏ 1 chương về khen thưởng và xử lý vi phạm, thành 03 chương mới là Bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu (Chương V); Bảo tàng (Chương VI); Hoạt động kinh doanh, dịch vụ về di sản văn hóa (Chương VIII).

Bài viết trên cung cấp những ý kiến cho bạn về Luật Di sản văn hóa có cần thiết sửa đổi? Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

>>> Địa chỉ văn phòng dịch thuật đa ngôn ngữ nhanh, uy tín hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch thuật

>>> Văn phòng công chứng cung cấp dịch vụ sang tên sổ đỏ nhanh chóng, giao nhanh trong ngày tại Hà Nội

>>> Phí công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền theo quy định hiện nay là bao nhiêu? Cách tính phí cho từng đối tượng.

>>> Công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền đối với bên nhận ủy quyền là tổ chức, pháp nhân.

>>> Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đứng top 4 Đông Nam Á

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *