Đi đôi với việc tăng mức lương cơ sở dự kiến lên 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2023, thì mức bồi thường tổn thất tinh thần từ ngày 01/7/2023 cũng sẽ tăng. Vậy, từ 01/7/2023, mức bồi thường thiệt hại sẽ thay đổi thế nào? Hãy cùng tìm hiểu quy định của pháp luật về vấn đề này.

>>> Xem thêm: Công chứng di chúc tại văn phòng công chứng nào thuận tiện nhất với những dịch vụ hỗ trợ miễn phí kèm theo hot nhất Hà Nội?

1. Mức bồi thường thiệt hại từ 01/7/2023 gia tăng

Trong Bộ luật Dân sự 2015, một người phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nếu xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Trong đó, mức bồi thường phải căn cứ vào thiệt hại thực tế xảy ra. Hơn hết thiệt hại này phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Về cách thức và số lần bồi thường thiệt hại, các bên có thể thỏa thuận. Cơ quan có thẩm quyền sẽ công nhận sự thỏa thuận của các bên.

Ngoài ra, bên cạnh việc bồi thường thực tế thì khi bị thiệt hại, người gây ra phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại. Trong đó, mức bù đắp do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì sẽ bị ấn định theo số lần của mức lương cơ sở.

tăng mức bồi thường thiệt hại

Cụ thể, căn cứ Bộ luật Dân sự 2015, mức bồi thường tổn thất tinh thần bao gồm:

– Do sức khoẻ bị xâm phạm: 50 lần mức lương cơ sở;

– Khi tính mạng bị xâm phạm: 100 lần mức lương cơ sở;

– Khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: 10 lần mức lương cơ sở;

– Khi thi thể bị xâm phạm: 30 lần mức lương cơ sở.

– Khi mồ mả bị xâm phạm: 10 lần mức lương cơ sở.

Theo Nghị quyết 69 về dự toán ngân sách Nhà nước, từ 01/7/2023, lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng. Do đó, khi lương cơ sở tăng, mức bồi thường thiệt hại về tinh thần cũng tăng theo. Cụ thể như sau:

Đơn vị: Triệu đồng/tháng

STTMức bồi thường thiệt hại tổn thất tinh thần khi bị xâm phạmHệ sốHết 30/6/2023Từ 01/7/2023
1Sức khoẻ5074,590,0
2Tính mạng100149,0180,0
3Danh dự, nhân phẩm, uy tín1014,918,0
4Thi thể3044,754,0
5Mồ mả1014,918,0

2. Khi nào phải bồi thường thiệt hại?

Theo quy định tại Điều 11 Bộ luật Dân sự hiện hành, khi quyền dân sự của cá nhân, tổ chức bị xâm phạm thì có thể yêu cầu các bên có liên quan phải bồi thường thiệt hại.

Xem thêm:  Bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp không được cho phép trong trường hợp nào?

Không chỉ vậy, Điều 584 Bộ luật trên cũng nêu rõ, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là khi có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản… mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Như vậy, có thể hiểu, một người chỉ phải bồi thường thiệt hại khi:

– Có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác;

– Có thiệt hại xảy ra.

>>> Bạn có biết: Thủ tục công chứng sau khi mua xe ô tô câng những giấy tờ và những chi phí có cao hay không?

Đặc biệt: Nếu do sự kiện bất khả kháng hoặc thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại hoặc do phòng vệ chính đáng thì không phải bồi thường. Nếu tài sản gây thiệt hại thì người có trách nhiệm bồi thường là chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản đó.

Như vậy, một người chỉ phải bồi thường khi có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác và có thiệt hại xảy ra.

tăng mức bồi thường thiệt hại

3. Thiệt hại nào sẽ được bồi thường?

Bên cạnh mức bồi thường thiệt hại từ 01/7/2023, vấn đề mà nhiều độc giả quan tâm là những loại thiệt hại nào sẽ được bồi thường.Theo đó, căn cứ Mục 2 Bộ luật Dân sự năm 2015, các loại thiệt hại sẽ được bồi thường khi có hành vi xâm phạm gồm:

– Thiệt hại về tài sản: Tài sản bị mất, bị huỷ hoại, hư hỏng hoặc lợi ích gắn với việc sử dụng, khai tác tài sản đó; chi phí hợp lý để hạn chế, ngăn chặn, khắc phục thiệt hại…

– Thiệt hại về sức khoẻ: Chi phí để cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ, chức năng bị mất; thu nhập bị mất/giảm sút,,,

– Thiệt hại về tính mạng: Về sức khoẻ, chi phí mai táng, tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại phải cấp dưỡng…

– Thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín: Chi phí để khắc phục hậu quả; thu nhập thực tế bị mất/giảm sút…

>>> Phân biệt sổ đỏ, sổ hồng và dịch vụ làm sổ đỏ nhanh tiết kiệm thời gian khu vực Cầu Giấy, Đống Đa Hà Nội.

Xem thêm:  Những trường hợp khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật

Trên đây là các thông tin về Mức bồi thường thiệt hại từ 01/7/2023 có sự gia tăng mạnh. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

>>> Công chứng giấy ủy quyền đối với việc nhận hộ lương hưu, trợ cấp và vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội.

>>> Công ty dịch thuật công chứng văn bản để nộp hồ sơ du học nước ngoài với mức giá hỗ trợ cho các du học sinh được học bổng.

>>> Ai được quyền yêu cầu công chứng văn bản phân chia di sản thừa kế? Những giấy tờ cần chuẩn bị khi công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

>>> Dịch vụ sổ đỏ nhanh, trọn gói, tiết kiệm nhất tại văn phòng công chứng khu vực Bắc Từ Liêm, Đống Đa Hà Nội.

>>> Con dâu có được hưởng di sản thừa kế từ bố mẹ chồng?

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *