Việc ban hành nội quy lao động để quản lý lao động, doanh nghiệp phải có trách nhiệm lập sổ quản lý lao động. Sau đây là mẫu sổ quản lý lao động mới nhất và những thông tin liên quan đến việc lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động. Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

>>> Bạn có biết: Sổ đỏ và sổ hồng trong mua bán nhà đất có khác nhau không? Đăng ký làm sổ đỏ online tại đâu nhanh nhất?

1. Mẫu sổ quản lý lao động mới nhất

Sau đây là mẫu quy định mới nhất mà các doanh nghiệp có thể tham khảo.

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, mẫu sổ quản lý lao động chuẩn phải bao gồm các nội dung cơ bản về người lao động sau đây:

STTNội dung cơ bản vềngười lao độngSTTNội dung cơ bản vềngười lao động
1Họ tên11Thời điểm bắt đầu làm việc
2Giới tính12Tham gia bảo hiểm xã hội
3Ngày tháng năm sinh13Tiền lương
4Quốc tịch14Nâng bậc, nâng lương
5Nơi cư trú15Số ngày nghỉ trong năm
6Số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu16Số giờ làm thêm
7Trình độ chuyên môn kỹ thuật17Học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
8Bậc trình độ kỹ năng nghề18Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
9Vị trí việc làm19Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
10Loại hợp đồng lao động20Thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và lý do

2. Sổ quản lý lao động phải lập khi nào? Có bắt buộc không?

Khoản 1 Điều 12 Bộ luật lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động. Do đó, việc lập sổ quản lý lao động là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp.

>>> Xem thêm? Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất bao gồm những gì? Nên thực hiện tại đâu? 

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động phải lập sổ ở nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động.

Khi lập sổ, phía doanh nghiệp có trách nhiệm có trách nhiệm thể hiện, cập nhật các thông tin cơ bản về người lao động như họ tên; giới tính; ngày sinh; quốc tịch; nơi cư trú; số thẻ Căn cước hoặc hộ chiếu; trình độ chuyên môn; bậc trình độ kỹ năng nghề; vị trí việc làm; loại hợp đồng; thời điểm bắt đầu làm việc; tham gia bảo hiểm xã hội; tiền lương;… kể từ ngày người đó bắt đầu làm việc.

người lao động

3. Các hình thức lập sổ

Căn cứ khoản 1 Điều 12 Bộ luật lao động năm 2019 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, sổ quản lý lao động được phép lập bằng bản giấy hoặc bản điện tử.

Sổ quản lý lao động luôn phải đảm bảo có các thông tin cơ bản về người lao động: họ tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; quốc tịch; nơi cư trú; số thẻ Căn cước hoặc hộ chiếu; trình độ chuyên môn; bậc trình độ kỹ năng nghề; vị trí việc làm; loại hợp đồng; thời điểm bắt đầu làm việc; tham gia bảo hiểm; tiền lương; nâng bậc, nâng lương; số ngày nghỉ trong năm; số giờ làm thêm; học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề; kỷ luật, trách nhiệm vật chất; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thời điểm chấm dứt hợp đồng và lý do.

Xem thêm:  Con gái có được hưởng bằng con trai khi chia thừa kế nhà đất?

4. Trường hợp phải xuất trình sổ

Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động phải xuất trình sổ trong 02 trường hợp sau đây:

– Khi cơ quan quản lý nhà nước về lao động yêu cầu.

– Khi cơ quan liên quan có yêu cầu.

Nếu không xuất trình được sổ khi được yêu cầu, người sử dụng lao động sẽ bị phạt hành chính về lỗi không lập sổ quản lý lao động.

Trường hợp có sổ quản lý lao động nhưng không xuất trình khi có yêu cầu, người sử dụng lao động sẽ bị phạt hành chính về lỗi không xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

xuất trình sổ quản lý lao động

5. Vi phạm quy định bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động vi phạm quy định về lập, quản lý và sử dụng sẽ bị phạt như sau:

– Phạt tiền từ 01 đến 03 triệu đồng đối với hành vi:

  • Không thể hiện, nhập đầy đủ thông tin về người lao động vào sổ quản lý lao động kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc;
  • Không xuất trình sổ quản lý lao động khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

– Phạt tiền từ 05 đến 10 triệu đồng đối với hành vi: Không lập sổ hoặc lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn hoặc không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định.

Xem thêm:  Địa chỉ văn phòng công chứng quận Bắc Từ Liêm

>>> Bạn có biết: Thủ tục công chứng di chúc theo quy định hiện nay bao gồm những loại phí nào?

Trên đây là một số quy định về Sổ quản lý lao động. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Công chứng hợp đồng ủy quyền mua bán nhà đất, tài sản, quản lý sử dụng nhà ở khu vực Hà Đông và ngoại thành Hà Nội.

>>> Công ty dịch thuật uy tín hồ sơ lý lịch cá nhân chuẩn bị du học châu Âu nhanh và tiết kiệm nhất.

>>> Phí công chứng di chúc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tại các văn phòng công chứng có chênh lệch lớn không? 

>>> Phí công chứng văn bản phân chia di sản thừa kế cho gia đình nhiều thế hệ và thành viên

>>> Người dân có được bồi thường khi bị cắt nước trong thời gian dài?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *