Theo thống kê, Việt Nam hiện còn hàng chục triệu thuê bao 2G, trong khi kế hoạch tắt sóng 2G sẽ được các nhà mạng tiến hành dần từ đầu năm 2024. Hàng loạt các giải pháp hỗ trợ khách hàng được các nhà mạng thực hiện với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau trong công cuộc toàn dân chuyển đổi lên 4G…

>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách tính chi phí công chứng đơn giản và chính xác theo đúng quy định pháp luật.

Để việc tắt sóng được diễn ra đúng kế hoạch lộ trình, cũng như không gây ảnh hưởng đến việc liên lạc của người dân, các doanh nghiệp viễn thông đang ráo riết triển khai chiến dịch hỗ trợ thuê bao 2G chuyển lên mạng 4G.

Cắt sóng thuê bao 2G

1. Nhiều chính sách hỗ trợ thuê bao 2G

Được biết đến là nhà mạng di động chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam, Viettel đã và đang đặt nỗ lực vào nhiều biện pháp cụ thể để hỗ trợ khách hàng sử dụng dịch vụ 2G trong việc chuyển đổi lên các mạng tương thích. Theo đại diện của Viettel, thời gần đây, họ không chỉ thực hiện kế hoạch tắt sóng 2G theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông mà còn tự động tắt sóng 3G trên quy mô rộng lớn, đặc biệt đối với các khu vực mà các thuê bao đã chuyển từ 3G lên 4G, bắt đầu từ năm 2022. Mục tiêu của họ là tập trung phát triển các mạng 4G và 5G. Đã có nhiều tỉnh, thành phố như TP.HCM, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Bình Dương, Quảng Bình, Nghệ An, Đồng Tháp, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế đã tham gia các thử nghiệm tắt sóng 2G và 3G.

Với mục đích chính là giúp người dân có điều kiện tiếp cận với 4G tốt hơn, Viettel cũng triển khai nhiều hoạt động trợ giúp các thuê bao 2G chuyển lên dùng các mạng 4G, như: Trợ giá thiết bị di động, tặng SIM và gói cước khuyến mãi…Cụ thể, khách hàng đang dùng 2G nhắn tin với cú pháp 4G gửi 191 sẽ có cơ hội được tặng 7GB dùng trong 7 ngày. Hãng viễn thông này cũng tung ra một số dòng máy 4G với mức giá chỉ từ 290.000 đồng, đồng thời miễn phí 100% lưu lượng data khi khách hàng xem nội dung giải trí trên ứng dụng truyền hình giải trí TV360.

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cho biết, đã chủ động kế hoạch tắt dần các trạm 2G có thuê bao và lưu lượng thấp để tối ưu công tác vận hành, khai thác mạng lưới ngày từ năm 2021. Tính đến thời điểm này, VNPT đã thực hiện tắt được gần 2.000 trạm 2G, đồng thời hỗ trợ 1,9 triệu thuê bao chuyển đổi từ mạng 2G sang 3G, 4G.

Mới đây, nhà mạng MobiFone cũng bắt đầu triển khai chương trình hỗ trợ giá kèm gói ưu đãi data cho khách hàng đang sử dụng điện thoại 2G chuyển sang dùng điện thoại 4G áp dụng tại khu vực TP.HCM.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách phân biệt sổ đỏ, sổ hồng đơn giản để tránh các trường hợp rủi ro.

Xem thêm:  Điều kiện hưởng Bảo hiểm thất nghiệp năm 2022

Bên cạnh đó, để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong lộ trình tắt sóng 2G, Bộ Thông tin và Truyền thông còn triển khai chính sách cho những người ở vùng sâu, vùng xa, những đối tượng được sử dụng dịch vụ viễn thông công ích. Cụ thể mỗi hộ gia đình được hỗ trợ một máy tính bảng hoặc hỗ trợ một phần chi phí trang bị một điện thoại thông minh để sử dụng với hệ thống sóng mạng mới.

Cắt sóng thuê bao 2G

2. Khóa sóng thiết bị 2G từ tháng 12/2023

Đầu năm 2023, theo thống kê của các nhà mạng, Việt Nam có hơn 26 triệu thuê bao di động 2G, chiếm 20% trong tổng số 126 triệu thuê bao di động trên toàn quốc. Đến tháng 8/2023, còn khoảng 23 triệu thuê bao di động 2G. Mới đây, Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết, các nhà mạng di động tại Việt Nam đã cam kết thực hiện việc khoá các thiết bị chỉ dùng sóng 2G ngay từ tháng 12/2023. Điều này cũng có nghĩa là các thiết bị này sẽ trở thành “cục gạch” chỉ sau hơn 3 tháng nữa, không cần đợi đến thời điểm tháng 9/2024. 

Song song với điều đó, Cục Viễn thông cũng đã yêu cầu các nhà mạng phải báo cáo về số lượng thuê bao sử dụng thiết bị 2G không đúng quy định, và có kế hoạch khóa các thiết bị này. Dự kiến trong thời gian sắp tới, các cơ quan chức năng sẽ thông báo cho những người dùng sử dụng các thiết bị 2G không đúng chuẩn và quy định rằng họ sẽ bị ngắt khỏi mạng, đồng thời sẽ hỗ trợ họ chuyển đổi sang các thiết bị phù hợp. Mục tiêu được đặt ra là đến cuối năm 2023, tỷ lệ thuê bao sử dụng 2G sẽ giảm xuống dưới 5% (tương đương khoảng 6 triệu thuê bao), và mục tiêu cuối cùng là tắt hoàn toàn mạng 2G vào năm 2024

Cắt sóng thuê bao 2G

Mạng truyền sóng 2G là công nghệ di động được phát triển ở Việt Nam từ năm 1993. Trong những năm qua, các lỗ hổng bảo mật của mạng 2G đã và đang bị tội phạm mạng khai thác ngày càng nhiều, đặc biệt là tình trạng phát tán tin nhắn rác và lừa đảo qua tin nhắn. Không chỉ vậy, 2G cũng là nguyên nhân cản trở việc triển khai những kết nối di động mạnh mẽ hơn như 4G/5G/6G. Do đó, việc tắt sóng 2G là cần thiết.

Ngoài việc ưu đãi cho khách hàng cước data, các nhà mạng cũng đã chuẩn bị các dòng điện thoại 4G giá rẻ chỉ dùng cho dịch vụ thoại và nhắn tin, phục vụ cho một lớp khách hàng có nhu cầu này.

>>>Xem thêm: Muốn làm thủ tục làm sổ đỏ lần đầu cần biết những thông tin gì để thực hiện nhanh chóng.

Đây chính là một bước đi quan trọng trong kế hoạch chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam, nhằm đạt được mục tiêu phổ biến việc truy cập vào mạng di động 4G/5G và sử dụng điện thoại thông minh trên toàn quốc vào năm 2025. Quyết định “tắt sóng” mạng 2G được coi là một bước quan trọng để thúc đẩy các chương trình chính phủ điện tử, nền kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam. Bộ TT&TT đã triển khai một loạt chính sách để chuẩn bị cho việc đóng cửa mạng 2G, bao gồm yêu cầu tất cả các thiết bị di động được nhập khẩu hoặc sản xuất tại Việt Nam phải hỗ trợ công nghệ 4G hoặc cao hơn.

Xem thêm:  Sai phạm của TikTok tại Việt Nam cần giải quyết ngay lúc này

Bài viết trên cung cấp cho bạn thông tin về hàng triệu thuê bao 2G sẽ được nhà mạng hỗ trợ gì? Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

>>> Pháp luật Việt Nam quy định thế nào về phí công chứng văn bản hợp đồng ủy quyền?

>>> Thủ tục công chứng di chúc đúng pháp luật và khi đi công chứng cần mang giấy tờ, tài liệu gì?

>>> Công chứng giấy uỷ quyền đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân ở đâu uy tín? Chuẩn bị những giấy tờ gì?

>>> Hợp đồng thuê nhà là gì? Khi đi công chứng hợp đồng thuê nhà cần đem những tài liệu gì?

>>> Kê khai thừa hóa đơn đầu vào xử lý như thế nào theo quy định?

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *