Đi đôi với nhu cầu về kinh tế là nhu cầu về cải thiện sức khỏe của con người, Điều dưỡng chính là một trong những ngành quan trọng trong khối ngành Sức khỏe. Vậy điều dưỡng là gì? Các biện pháp chăm sóc điều dưỡng với người bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

>>> Tìm hiểu thêm: Văn phòng công chứng uy tín, giá rẻ, dịch vụ giao nhanh trong ngày tại Hà Nội – Văn phòng công chứng Xa La.

1. Điều dưỡng là gì?

Trong Thông tư số 31/2021/TT-BYT về việc quy định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện nêu rằng:

“Chăm sóc điều dưỡng là việc nhận định, can thiệp chăm sóc, theo dõi nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh về: hô hấp, tuần hoàn, dinh dưỡng, bài tiết, vận động và tư thế, ngủ và nghỉ ngơi, mặc và thay đồ vải, thân nhiệt, vệ sinh cá nhân, môi trường an toàn, giao tiếp, tín ngưỡng, hoạt động, giải trí và kiến thức bảo vệ sức khỏe”

Ngành điều dưỡng là một lĩnh vực đặc biệt trong hệ thống y tế, có trách nhiệm cung cấp chăm sóc và hỗ trợ toàn diện cho bệnh nhân, không chỉ về mặt vật lý mà còn tinh thần. Người điều dưỡng tham gia vào các hoạt động như đánh giá tình trạng sức khỏe, theo dõi diễn biến bệnh tình, và thực hiện các liệu pháp dựa trên hướng dẫn từ bác sĩ

Điều dưỡng bệnh nhân

2. Các biện pháp chăm sóc điều dưỡng 

Điều 6 của Thông tư 31/2021/TT-BYT cho thấy điều dưỡng cần thực hiện các biện pháp chăm sóc bao gồm:

2.1 Chăm sóc hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt 

Điều dưỡng viên luôn quan sát, đo thân nhiệt và đáp ứng kịp thời nhu cầu tuần hoàn, hô hấp cho bệnh nhân. Nếu thấy các dấu hiệu bất thường ở người bệnh như khó thở, đau lồng ngực khi hít vào, huyết áp tăng cao, buồn nôn,…thì phải có những kỹ năng sơ cứu khẩn cấp và báo cáo ngay cho bác sĩ chuyên môn để kịp thời can thiệp.

2.2 Chăm sóc dinh dưỡng 

Dinh dưỡng là một phần không thể thiếu trong quá trình hồi phục của người bệnh. Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, suy dinh dưỡng làm chậm quá trình làm lành vết thương, giảm chức năng miễn dịch, có nguy cơ gây biến chứng xấu trong cơ thể và rất có thể dẫn tới tử vong nếu tình trạng xảy ra lâu dài.

Điều dưỡng viên cần tuân thủ tuyệt đối chế độ ăn, uống theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, theo dõi sự dung nạp, thích ứng, hài lòng của người bệnh với chế độ dinh dưỡng đó và báo cáo lại tình trạng bệnh nhân cho bác sĩ để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp.

Điều dưỡng bệnh nhân

Dinh dưỡng đủ sẽ giúp cho quá trình chữa bệnh được rút ngắn, người bệnh phục hồi nhanh hơn và mau chóng trở lại cuộc sống bình thường.

>>> Mách bạn: Cách phân biệt sổ đỏ, sổ hồng chính xác để giải quyết thủ tục nhanh và tiết kiệm thời gian nhất.

2.3 Chăm sóc giấc ngủ và nghỉ ngơi

Bên cạnh yếu tố dinh dưỡng, điều dưỡng viên cần phải giữ một chế độ sinh hoạt điều độ cho bệnh nhân, cụ thể là thời gian ngủ và nghỉ ngơi theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Giấc ngủ đóng vai trò một phần trong quá trình hồi phục sức khỏe. Ngủ là khoảng thời gian não bộ được nghỉ ngơi, trạng thái cơ thể trở lại mức cân bằng cần thiết. Nếu người bệnh rơi vào tình trạng mất ngủ hoặc ngủ không đúng cách, bệnh nhân dễ bị căng thẳng, suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung.

Xem thêm:  Địa chỉ văn phòng công chứng quận Hà Đông

Điều dưỡng viên nên kết hợp với những biện pháp nghỉ ngơi, thư giãn, tập thể dục nhẹ để tăng cường chất lượng giấc ngủ. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà sẽ có những biện pháp nghỉ ngơi, tập luyện khác nhau. Trong quá trình chăm sóc, liên tục cập nhật tình hình người bệnh để bác sĩ nắm bắt được tính hình.

2.4 Chăm sóc vệ sinh cá nhân 

Thường xuyên theo dõi, thực hiện và hỗ trợ người bệnh trong việc vệ sinh răng miệng, thân thể; thay ga, chăn, gối, màn hay những vật dụng người bệnh hay tiếp xúc để tránh vi khuẩn gây hại lâu ngày có thể bám và tích tụ vào đó. Điều dưỡng cũng cần theo dõi chế độ tiểu tiện của bệnh nhân, nếu thấy bất thường trong việc bài tiết thì báo cáo cho bác sĩ để can thiệp.

2.5 Chăm sóc tinh thần

Ngoài những chăm sóc về mặt thể chất như ăn uống, vệ sinh thì tâm lý tinh thần cũng làm một yếu tố quan trọng cần phải chú ý đặc biệt. Người chăm sóc cần tạo một không gian thân thiện tạo cảm giác an toàn và yên tâm cho người bệnh.

Cần thiết lập một bầu không khí vui vẻ, lạc quan bằng những cử chỉ như hỏi han, động viên người bệnh. Khi đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy tinh thần thoải mái, tin tưởng và dễ dàng phối hợp với lộ trình khám bệnh của bác sĩ. Tôn trọng ý kiến, tín ngưỡng, tôn giáo, niềm tin của người bệnh, được phép tạo điều kiện để bệnh nhân thực hiện tín ngưỡng trong mức cho phép.

2.6 Thực hiện các quy trình chuyên môn kỹ thuật 

Thực hiện thuốc và các can thiệp chăm sóc điều dưỡng theo chỉ định của bác sĩ và trong phạm vi chuyên môn của điều dưỡng trên nguyên tắc tuân thủ đúng các quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng.

Điều dưỡng bệnh nhân

2.7 Phục hồi chức năng cho người bệnh

Phục hồi chức năng là quá trình hồi phục lại những tổn thương mà các cơ quan, bộ phận của người bệnh đã mắc phải trong thời gian mắc bệnh. Từ đó, giúp bệnh nhân lấy lại khả năng hoạt động của bộ phận đó và trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Điều dưỡng viên cần phối hợp với bác sĩ, nhân viên phục hồi chức năng để có thể hướng dẫn, chỉ định và thao tác những hành động cần thiết để phục hồi cho người bệnh. Thực hiện một số các kỹ thuật để tối ưu khả năng phát triển, giảm thiểu khả năng xuất hiện của các tổn thương khác và khuyết tật có thể gây nên.

2.8 Quản lý người bệnh 

Người điều dưỡng cần tổng hợp, thống kê những sinh hoạt, hoạt động hàng ngày của người bệnh để dễ dàng theo dõi và nắm bắt cụ thể tình hình của bệnh nhân theo từng ngày. Thực hiện đầy đủ số lượng, các bệnh lý, vấn đề cần quan tâm của người bệnh, nhất là thời điểm giữa các ca trực.

2.9 Truyền thông, giáo dục sức khỏe

Truyền thông, giáo dục sức khỏe là rất quan trọng cho người bệnh. Hoạt động này cần sự phối hợp, hướng dẫn của các chuyên viên y tế về các kiến thức bệnh tật, cách chăm sóc hiệu quả, kiểm soát dinh dưỡng, phục hồi chức năng.

Ngoài ra, những buổi truyền thông giáo dục cũng có thể giúp người không mắc bệnh biết và phòng ngừa, tránh nguy cơ mắc những căn bệnh nguy hiểm sau này.

3. Phân cấp chăm sóc, điều dưỡng người bệnh như thế nào? 

Theo Điều 4 của Thông tư 31/2021/TT-BYT, người bệnh sẽ được chia thành 3 cấp. Tùy từng cấp sẽ có yêu cầu về việc chăm sóc điều dưỡng khác nhau:

Xem thêm:  Tại công ty, quấy rối tình dục bị xử lý thế nào?

Chăm sóc cấp I

Người bệnh trong tình trạng nặng, nguy kịch không tự thực hiện các hoạt động cá nhân hằng ngày hoặc do yêu cầu chuyên môn không được vận động phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự theo dõi, chăm sóc toàn diện và liên tục của điều dưỡng.

>>> Xem thêm: Nhà đang cầm cố, thế chấp tại ngân hàng có thực hiện dịch vụ sang tên sổ đỏ được không?

Chăm sóc cấp II

Người bệnh trong tình trạng nặng, có hạn chế vận động một phần vì tình trạng sức khỏe hoặc do yêu cầu chuyên môn phải hạn chế vận động, phụ thuộc phần nhiều vào sự theo dõi, chăm sóc của điều dưỡng khi thực hiện các hoạt động cá nhân hằng ngày.

Chăm sóc cấp III

Người bệnh có thể vận động, đi lại không hạn chế và tự thực hiện được tất cả hoặc hầu hết các hoạt động cá nhân hằng ngày dưới sự hướng dẫn của điều dưỡng.

Bài viết này cung cấp thông tin về điều dưỡng và các biện pháp chăm sóc điều dưỡng với người bệnh. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

>>> Dịch vụ dịch thuật đa ngôn ngữ các văn bản mua nhà, mua đất. Văn phòng công chứng nào làm việc uy tín tại Hà Nội?

>>> Những điều đáng lưu ý công chứng giấy ủy quyền trong nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.

>>> Công chứng văn bản thừa kế cần những giấy tờ gì? Trình tự và thủ tục công chứng văn bản thừa kế như thế nào?

>>> Công chứng, chứng thực hợp đồng thuê nhà có bắt buộc không? Các thủ tục công chứng hợp đồng thuê nhà.

>>> Thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế đạt hơn 20.000 tỷ đồng.

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *