Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam được Bộ GD-ĐT đặt định hướng nằm trong 4 quốc gia có hệ thống GDĐH tốt nhất khu vực Đông Nam Á và trong 10 quốc gia có hệ thống giáo dục đại  học tốt nhất châu Á. Sau đây là một số thông tin chi tiết về những định hướng của nền Giáo dục đại học Việt Nam trong khoảng thời gian sắp tới.

1. Quản lý hệ thống giáo dục đại học trên nền tảng tự chủ

Bộ GD-ĐT cho biết, tiếp tục đổi mới giáo dục đại học theo quan điểm, định hướng đã đề ra trong Nghị quyết 29-NQ/TW và bám sát định hướng phát triển GDĐT trong Nghị quyết Đại  hội XIII của Đảng, trong các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính  trị, Ban Bí thư triển khai Nghị quyết Đại hội XIII, cốt lõi là đổi mới quản lý nhà nước  và quản trị cơ sở giáo dục đại học trên nền tảng đẩy mạnh tự chủ giáo dục đại học.

Đồng thời, Sự tăng cường và huy động các nguồn lực để phát triển và nâng cấp hệ thống giáo dục đại học, biến nó thành một hệ thống hiện đại và toàn diện. Điều này bao gồm việc mở rộng quy mô, điều chỉnh cơ cấu một cách hợp lý, và tạo ra những thay đổi cơ bản trong việc cải thiện chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học. Mục tiêu của chúng ta là tăng cường khả năng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo, và hội nhập quốc tế. Tất cả những nỗ lực này sẽ đáp ứng nhu cầu học đại học của người dân và đồng thời đáp ứng các yêu cầu phát triển của đất nước trong từng giai đoạn. 

>>> Tìm hiểu ngay: Danh sách văn phòng công chứng phường Khương Trung cung cấp dịch vụ công chứng chuyên nghiệp, uy tín hàng đầu tại Hà Nội.

Phát triển đồng bộ mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm phù hợp với  quy hoạch tổng thể quốc gia, đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao,  chất lượng cao gắn với phát triển khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo, phục vụ và gắn kết với thực hiện chiến lược, định hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất  nước và của từng vùng, miền, địa phương.

Nhà nước ưu tiên nguồn lực để đầu tư tập trung, phát triển một số cơ sở giáo  dục đại học trọng điểm quốc gia và một số đại học, trường đại học lớn đào tạo các  ngành sư phạm, y khoa, luật và một số ngành khoa học, kỹ thuật ngang tầm khu vực  và thế giới; một số cơ sở giáo dục đại học tại các vùng khó khăn để đáp ứng yêu cầu  nhân lực phát triển vùng và địa phương; khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục  đại học tư thục, phân hiệu của các cơ sở giáo dục đại học nước ngoài có uy tín.

  • Chi toàn quốc cho Giáo dục đại học đạt tỉ trọng 1,5% GDP vào năm 2030

Bộ GD-ĐT đặt mục tiêu, phát triển nền GDĐH chất lượng, hiệu quả, công bằng, minh bạch và hiện đại,  đáp ứng yêu cầu và dẫn dắt phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đáp ứng nhu cầu  học tập của nhân dân. Đến năm 2030, Việt Nam nằm trong 4 quốc gia có hệ thống GDĐH tốt nhất khu vực Đông Nam Á và trong 10 quốc gia có hệ thống giáo dục đại  học tốt nhất châu Á.

hệ thống giáo dục đại học Việt Nam

Cụ thể, đến năm 2025: Quy mô đào tạo đạt 230 sinh viên đại học trên một vạn dân, trong đó 32% theo học các lĩnh vực STEM (Các lĩnh vực STEM theo phân loại của UNESCO tương ứng với 8 lĩnh vực theo Danh mục đào tạo cấp II của Việt  Nam do Thủ tướng ban hành bao gồm: Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên, Toán và thống kê, Máy tính và công nghệ  thông tin, Kỹ thuật, Công nghệ kỹ thuật, Sản xuất và chế biến, Kiến trúc và xây dựng.);

Số lượng cơ sở giáo dục đại học và sư  phạm công lập giảm ít nhất 10% trường công lập so với năm 2021; mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên cơ bản đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. 

Đến năm 2030: Quy mô đào tạo đạt 260 sinh viên đại học và 20 học viên sau  đại học trên một vạn dân, trong đó 35% theo học các lĩnh vực STEM; số lượng cơ sở  giáo dục đại học và sư phạm công lập giảm ít nhất 20% so với năm 2021; hoàn thành  việc sắp xếp, tổ chức lại các trường cao đẳng sư phạm, mạng lưới cơ sở đào tạo giáo  viên đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. 

Theo đó, tổng kinh phí chi toàn quốc cho GDĐH tăng bình quân hàng năm gấp 2 lần mức tăng GPD, đạt tỉ trọng 1,5% GDP vào năm 2030.

>>> Tìm hiểu thêm: Văn phòng công chứng làm việc thứ 7, chủ nhật tại Hà Nội có dịch vụ giao nhanh, tiết kiệm, tiện lợi.

Xem thêm:  Hồ sơ và trình tự thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam cho con

Tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ tăng bình quân 1% mỗi năm, đạt 40% vào  năm 2030.

Tỉ lệ sinh viên có việc làm phù hợp với trình độ chuyên môn trong thời gian  12 tháng sau khi tốt nghiệp đạt trung bình trên 80%;

Tỉ trọng nguồn thu từ các hoạt động khoa học công nghệ của các cơ sở GDĐH  đạt bình quân 10% tổng thu vào năm 2030 (15% đối với các trường đại học nghiên cứu)

Xếp hạng thế giới về số lượng công bố quốc tế và chỉ số H-index tăng 10 bậc. Xếp hạng theo SCImago, năm 2020 Việt Nam xếp thứ 46 về số lượng công bố và 59 về chỉ số H-index.

Ngoài ra, hình thành một số cơ sở GDĐH, một số lĩnh vực đạt đẳng cấp khu vực và thế giới; đưa Việt Nam vào tốp 4 quốc gia Đông Nam Á tính theo số lượng và thứ hạng  các cơ sở GDĐH có mặt trong các bảng xếp hạng đại học quốc tế uy tín.

  • 09 giải pháp thực hiện nhiệm vụ

Trong thời giai tới, ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các nhiệm vụ giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết 29-NQ/TW, Bộ GD-ĐT cho biết, giáo dục đại học cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau đây:

Thứ nhất, tăng cường đánh giá, giám sát chất lượng giáo dục đại học. Trong bối cảnh  tự chủ đại học được triển khai sâu rộng, cơ chế đánh giá và kiểm định đóng vai trò  quan trọng trong việc giám sát và cải tiến chất lượng GDĐH.

Các tiêu chuẩn và quy  trình đánh giá, kiểm định chương trình đào tạo và cơ sở đào tạo thông dụng (trong  nước và quốc tế) đều tiếp cận theo tư duy hệ thống, trong đó không chỉ kết quả đầu ra  của quá trình đào tạo được đo lường, đánh giá, mà toàn bộ các đầu vào, thành tố bên  trong cùng với hệ thống quản trị chất lượng được xem xét, đánh giá.

Hệ thống văn  bản quy định về hoạt động đánh giá, kiểm định và công nhận chất lượng giáo dục đại  học cần được rà soát, hoàn thiện bảo đảm tính độc lập, thống nhất, đồng bộ, đánh giá  khách quan và đủ độ tin cậy.

>>> Bạn có biết: Những trang website tuyển cộng tác viên nhập liệu không yêu cầu kinh nghiệm, mức thu nhập hấp dẫn.

Thứ hai, hoàn thiện quy hoạch, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm,  tối ưu hóa hoạt động của từng cơ sở giáo dục đại học và của cả mạng lưới cơ sở sở giáo dục đại học nhằm cải thiện cơ cấu đào tạo, nâng cao hiệu quả, đáp ứng yêu cầu  nguồn nhân lực chất lượng cao phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, vùng  kinh tế và của đất nước.

Xây dựng hệ thống chỉ số hoạt động (KPIs) và chuẩn cơ sở GDĐH. Sáp nhập, hợp nhất các trường đại học quy mô nhỏ, đơn ngành hoạt động kém hiệu quả, kém chất lượng; giảm số cơ sở GDĐH công lập.

Ưu tiên phát triển một  số đại học lớn, trọng điểm quốc gia và một số trường đại học trọng điểm ngành. Sắp  xếp, chuyển một số tổ chức khoa học và công nghệ công lập hoạt động trong lĩnh vực  nghiên cứu cơ bản về trực thuộc các đại học định hướng nghiên cứu. 

hệ thống giáo dục đại học Việt Nam

Thứ ba, Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý nhà nước và quản trị cơ sở giáo dục đại  học, tiếp tục thực hiện tự chủ giáo dục đại học đi vào chiều sâu và thực chất, tạo điều  kiện cho các cơ sở giáo dục đại học phát huy mọi tiềm lực; mở rộng phân cấp, phân  quyền gắn với thống nhất quản lý nhà nước, tăng cường giám sát của cơ quan quản lý  nhà nước và của xã hội; xây dựng môi trường minh bạch và chính sách đối xử công  bằng giữa các cơ sở GDĐH, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trong hệ thống.

Xây dựng cơ chế đại diện sở hữu nhà nước đối với các cơ sở GDĐH công lập thay thế cơ chế chủ quản. Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho đội ngũ công chức  trong các cơ quan quản lý giáo dục đại học. 

Thứ tư, Đổi mới cơ chế quản lý và chính sách phát triển đội ngũ giảng viên, thu hút  mạnh mẽ người giỏi trong và ngoài nước về giảng dạy, nghiên cứu trong các cơ sở giáo dục đại học nhằm thúc đẩy phát triển đội ngũ giảng viên cả về số lượng và trình  độ.

 Xây dựng hệ thống đánh giá giảng viên và chuẩn giảng viên, cụ thể hóa thành bộ chỉ số KPIs. Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản  lý trong các cơ sở GDĐH, chú trọng nâng cao năng lực quản trị đại học hiện đại đối  với các vị trí lãnh đạo chủ chốt. 

Xem thêm:  Thuê đất nông nghiệp: Ai được cho thuê và thời hạn bao lâu?

Thứ năm, Tăng mức chi NSNN cho GDĐH đạt tỉ trọng trên GDP bằng mức trung bình  các nước trong khu vực và thế giới, đồng thời hoàn thiện các chính sách khuyến khích  đầu tư từ khu vực tư nhân; tập trung đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật cho  các cơ sở giáo dục đại học, nhất là các cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia có  vai trò, nhiệm vụ dẫn dắt hệ thống.

Thứ sáu, Đổi mới mạnh mẽ cơ chế tài chính cho GDĐH, phân bổ NSNN theo năng  lực và hiệu quả, tăng cường xã hội hóa để khuyến khích doanh nghiệp hợp tác đào tạo  và nghiên cứu khoa học với các cơ sở giáo dục đại học gắn với mở rộng chính sách tài chính hỗ trợ người học, không để ai bị mất cơ hội học đại học vì điều kiện kinh tế.

Thứ bảy, Đẩy mạnh chuyển đổi số trong GDĐH, từ quản lý nhà nước, giữa các cơ sở GDĐH và trong từng cơ sở GDĐH hướng đến mục tiêu xây dựng hệ thống GDĐH  minh bạch hơn, linh hoạt hơn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí, mở rộng cơ hội tiếp cận GDĐH chất lượng cao. 

Thứ tám, Tiếp tục tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiên cứu  khoa học, chuyển giao công nghệ của các cơ sở giáo dục đại học. Gắn kết chặt chẽ  giữa đào tạo và nghiên cứu, giữa các cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất, kinh doanh. 

Ưu tiên đầu tư phát triển khoa học cơ bản, khoa học mũi nhọn, phòng thí nghiệm  trọng điểm, phòng thí nghiệm chuyên ngành, trung tâm công nghệ cao, trung tâm đổi  mới sáng tạo, cơ sở sản xuất thử nghiệm hiện đại trong một số cơ sở giáo dục đại học.  Có chính sách khuyến khích học sinh, sinh viên nghiên cứu khoa học.

Thứ chín, Tăng cường hợp tác song phương và đa phương với nước ngoài về đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao; tiếp tục khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư, tài trợ, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ trong các cơ sở giáo  dục ở Việt Nam.

Bài viết này cung cấp thông tin về hệ thống giáo dục Việt Nam đứng top 4 đại học tốt nhất Đông Nam Á. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

>>> Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất cần những tài liệu gì để tiết kiệm thời gian và không phải đi lại nhiều?

>>> Hướng dẫn kiểm tra sổ đỏ giả để tránh bị chiếm đoạt tài sản trong mua nhà, mua đất theo quy định mới nhất 2023.

>>> Dịch thuật lấy ngay tiện lợi, tiết kiệm thời gian cho dân văn phòng và những người bận rộn

>>> Công chứng văn bản thừa kế hợp pháp tại các văn phòng công chứng Hà Nội cung cấp đầy đủ dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng.

>>> Xúc tiến thương mại là cách hỗ trợ doanh nghiệp tốt nhất

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *