Có rất nhiều trường hợp vì sơ suất, nhầm lẫn dẫn đến việc kê khai thừa hóa đơn đầu vào. Vậy nếu kê khai thừa hóa đơn đầu vào thì giải quyết như thế nào? Kê khai thừa hóa đơn đầu vào có vi phạm quy định pháp luật hay không? Cùng tham khảo cách xử lý hóa đơn đầu vào kê khai 2 lần qua bài viết dưới đây.

1. Cách xử lý việc kê khai thừa hóa đơn đầu vào

Khi kế toán doanh nghiệp phát hiện hiện lỗi một hóa đơn đầu vào bị kê khai tới 2 lần làm cho số liệu kê khai bị dư, thì tùy từng thời điểm phát hiện sai sót, cách xử lý sẽ có sự khác sau. Cụ thể:
– Nếu trong thời hạn nộp tờ khai thì kế toán doanh nghiệp sẽ tiến hành lập Tờ khai mới rồi nộp lại lên cơ quan thuế. (Lưu ý rằng: Không lập tờ khai bổ sung thuế GTGT).
– Nếu hết hạn nộp tờ khai thì kế toán doanh nghiệp cần lập tờ khai bổ sung điều chỉnh thuế GTGT; lập Bản giải trình khai bổ sung; điều chỉnh mẫu số 01/KHBS. Đồng thời đính kèm các tài liệu giải thích số liệu trong bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh nếu cần.

>>> Xem thêm: Phân biệt sổ đỏ, sổ hồng ở các văn phòng công chứng uy tín tại Hà Nội
Theo Khoản 5, Điều 10, Thông tư số 156/2013/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định cách thức kê khai thuế GTGT bổ sung phải tuân thủ theo quy định sau:
– Đơn vị kinh doanh chỉ tiến hành kê khai bổ sung sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định thì phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế mắc sai sót.
– Đối với các loại thuế quyết toán năm: Người nộp thuế kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế tạm nộp của tháng/quý mắc sai sót; đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm. Tuy nhiên, nếu đơn vị kinh doanh đã nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thì chỉ cần khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm. Đối với trường hợp hồ sơ khai bổ sung hồ sơ quyết toán thuế năm làm giảm số thuế phải nộp thì người nộp thuế cần xác định lại số thuế của tháng/quý mắc sai phạm để khai bổ sung tờ khai tháng/quý và tính lại tiền chậm nộp.
– Đối với các loại thuế GTGT nộp theo tháng/quý: Khi mắc sai sót kê khai cùng một hóa đơn 2 lần, người nộp thuế tiến xác định lại số thuế của tháng/quý mắc sai phạm để khai bổ sung tờ khai tháng/quý và tính lại tiền chậm nộp như bình thường.
– Hồ sơ khai thuế bổ sung nộp có thể cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào trong tuần, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo. Tuy nhiên, hồ sơ khai thuế bổ sung này phải nộp trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

Kê khai thừa hóa đơn đầu vào

2. Kê khai thừa hóa đơn đầu vào như thế nào theo quy định?

* Cách điều chỉnh hóa đơn kê khai bị dư sau khi cơ quan thuế đã thanh, kiểm tra

Hiện nay, có không ít doanh nghiệp mắc sai sót kê khai tới 2 lần cùng một hóa đơn đầu vào. Theo đó thì khi chưa kịp tiến hành điều chỉnh kê khai bổ sung thì cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra và đưa ra kết luận, quyết định xử lý.
Khi gặp phải trường hợp này, theo đúng quy định của Điều 10, Thông tư số 156/2013/TT-BTC, các đơn vị kinh doanh phải tiến hành khai bổ sung, điều chỉnh như hướng dẫn sau:
– Trường hợp đơn vị kinh doanh phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót nhưng không liên quan đến thời kỳ, phạm vi đã kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và phải nộp tiền chậm nộp theo quy định.
– Trường hợp đơn vị kinh doanh phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót liên quan đến thời kỳ đã kiểm tra, thanh tra nhưng không thuộc phạm vi đã kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và phải nộp tiền chậm nộp theo quy định.

Xem thêm:  Văn phòng công chứng gần đây nhất là ở đâu - Văn phòng nào là gần nhất tại Hà Nội?

>>> Xem thêm: Địa điểm cung cấp dịch vụ công chứng giá cả phải chăng và uy tín tại Hà Nội – Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Huyên

– Trường hợp đơn vị kinh doanh phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót liên quan đến thời kỳ, phạm vi đã kiểm tra, thanh tra dẫn đến phát sinh tăng số thuế phải nộp, giảm số thuế đã được hoàn, giảm số thuế được khấu trừ, giảm số thuế đã nộp thừa thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và bị xử lý theo quy định như đối với trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện.
– Riêng trường hợp  cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế liên quan đến tăng, giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ thì người nộp thuế thực hiện khai điều chỉnh vào hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế nhận được kết luận, quyết định xử lý về thuế theo kết luận, quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền (người nộp thuế không phải lập hồ sơ khai bổ sung).
Như vậy căn cứ theo quy định trên, nếu đơn vị kinh doanh mắc sai sót kê khai cùng một hóa đơn đầu vào 2 lần, đã bị cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra trước khi thực hiện điều chỉnh, bổ sung tờ khai thuế mắc sai sót thì khi này, đơn vị kinh doanh phải tiến hành khai bổ sung, điều chỉnh và chịu xử lý theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

3. Xử lý hóa đơn đầu vào kê khai 2 lần có khó không?

Khi phát hiện hóa đơn đầu vào bị kê khai 2 lần thì kế toán doanh nghiệp sẽ xem xét tùy vào thời điểm phát hiện sai sót mà sẽ có cách xử lý khác nhau. Cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Hóa đơn đầu vào sai sót trong thời hạn nộp kê khai thì:

  • Lập tờ khai mới rồi nộp lại lên cơ quan thuế;
  • Không cần lập tờ khai bổ sung thuế giá trị gia tăng (GTGT);

Trường hợp 2: Hóa đơn đầu vào sai sót sau khi hết thời hạn nộp tờ kê khai thì:

  • Lập tờ khai bổ sung điều chỉnh thuế GTGT;
  • Lập bản giải trình khai bổ sung và điều chỉnh mẫu số 01/KHBS;
  • Đính kèm các tài liệu giải thích số liệu có trong bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (nếu cần);

Căn cứ vào Khoản 5 Điều 10, Thông tư số 156/2013/TT-BTC quy định như sau:

  • Nếu sau khi hết hạn nộp hồ sơ kê khai thuế theo quy định, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đó đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì sẽ được bổ sung hồ sơ khai thuế.

Kê khai bổ sung điều chỉnh thuế GTGT trong thời hạn nộp tờ khai

Khi phát hiện sai sót hóa đơn đầu vào kê khai 2 lần, nếu vẫn trong thời hạn nộp tờ khai thuế thì người nộp thuế cần lập tờ khai mới với số liệu chính xác rồi nộp lại cơ quan thuế trong thời hạn quy định; tuyệt đối không cần lập lại tờ khai bổ sung.

>>> Xem thêm: Địa điểm chứng thực chữ ký uy tín để tránh giả mạo chữ ký, chiếm đoạt tài sản từ tội phạm công nghệ cao.

Xử lý mất hóa đơn đầu vào bị mất theo quy định

Cách xử lý khi mất hóa đơn GTGT đầu vào (liên 2). Dù là người bán hay người mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 thì:

Kê khai thừa hóa đơn đầu vào

Bước 1: Kế toán hai bên lập biên bản ghi nhận sự việc

  • Trong biên bản ghi rõ liên 1 của người bạn khai, nộp thuế trong thời gian nào
  • Ký và ghi rõ họ tên của người đại diện
  • Đóng dấu trên biên bản
  • Mức phạt sẽ từ 4 – 8 triệu

Bước 2: Người bán in liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện pháp luật; và đóng dấu lên bản sao giao cho bên mua.

Xem thêm:  Các quy định phụ nữ cần lưu ý của chế độ nghỉ ngày đèn đỏ

Người mua được phép sử dụng hóa đơn bản sao liên 1 có đóng dấu này là chứng từ hợp pháp để hạch toán và kê khai thuế.

Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao có ký xác nhận, đóng dấu (nếu có); của người bán kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn; để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế.

Bước 3: Lập báo cáo mất cháy hỏng hóa đơn nộp cho cơ quan thuế

Đối với trường hợp bên thứ ba làm mất hóa đơn thì bên thuê bên thứ ba phải chịu trách nhiệm và xử phạt.

Lập báo cáo (mẫu BC21/AC) về việc mất và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày xảy ra việc mất hóa đơn. Trường hợp ngày cuối cùng (ngày thứ 05) trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật; thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó.

Bài viết trên đã cung cấp kiến thức về xử lý kê khai thừa hóa đơn đầu vào. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

>>> Danh sách nơi cung cấp dịch vụ công chứng ngoài giờ hành chính ở Hà Nội? Dịch vụ công chứng tại nhà nhanh nhất.

>>> Công chứng văn bản thừa kế cần những giấy tờ gì? Trình tự và thủ tục công chứng văn bản thừa kế như thế nào?

>>> Thủ tục làm sổ đỏ lần đầu như thế nào năm 2023? Cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Có nên đăng ký làm sổ đỏ online hay không?

>>> Khi đi chứng thực chữ kí cần mang theo những tài liệu gì? Thủ tục chứng thực chữ ký như thế nào?

>>> Điều dưỡng là gì? Các biện pháp chăm sóc điều dưỡng với người bệnh

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *