Bảo hiểm thất nghiệp đóng một vai trò quan trọng đối với người lao động, hỗ trợ họ trong việc giảm bớt áp lực tài chính trong thời gian họ chưa tìm được công việc mới. Để có cái nhìn rõ ràng hơn về các chính sách liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp, mời bạn theo dõi toàn bộ nội dung của bài viết này.

1. Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (theo khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013).

bảo hiểm thất nghiệp

Nhờ những chính sách hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp, nhiều người lao động đã vượt qua khó khăn tài chính, tìm thấy cơ hội làm việc để có nguồn thu nhập ổn định. Điều này không chỉ giúp họ cá nhân mà còn đóng góp vào sự ổn định của thị trường lao động và đảm bảo an sinh xã hội.

>>> Xem thêm: Địa chỉ văn phòng công chứng Nguyễn Văn Huyên cung cấp dịch vụ công chứng đơn giản, nhanh chóng.

2. Ai phải đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Đối tượng tham gia được nêu tại Điều 43 Luật Việc làm bao gồm:

– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên, trừ người đang hưởng lương hưu, lao động giúp việc gia đình.

Lưu ý: Trường hợp người lao động ký nhiều hợp đồng lao động cùng lúc thì tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động được ký đầu tiên.

– Người sử dụng lao động bao gồm:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân.
  • Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
  • Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực, người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

3. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp hằng tháng

Theo khoản 2 Điều 41 Luật Việc làm 2013, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương của người lao động. Hằng tháng, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải đóng theo mức sau:

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động=1%xTiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động=1%xQuỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm

Trong đó, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, với mức lương đóng tối đa như sau:

– Người lao động theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

Mức lương đóng tối đa = 20 x Mức lương cơ sở.

>>> Xem thêm: Danh sách địa điểm tuyển cộng tác viên nhập liệu đơn giản, lương cao tại Hà Nội.

– Người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:

Mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa = 20 x Mức lương tối thiểu vùng.

bảo hiểm thất nghiệp

4. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Theo Điều 42 Luật Việc làm năm 2013, chính sách bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Mỗi chế độ lại yêu cầu những điều kiện hưởng nhất định. Cụ thể:

Xem thêm:  Ở nhà chung cư có phải nộp thuế sử dụng đất không?

4.1. Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ Điều 49 Luật Việc làm năm 2013, người lao động muốn hưởng trợ cấp phải đáp ứng đủ các điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp sau đây:

– Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Trừ trường hợp: Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.

– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm.

Trừ các trường hợp: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, bị tạm giam, ra nước ngoài định cư, chết,…

4.2. Điều kiện được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm

Theo Điều 54 Luật Việc làm 2013, người lao động chỉ cần đang đóng bảo hiểm thất nghiệp, bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà có nhu cầu tìm kiếm việc làm được thì sẽ được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.

4.3. Điều kiện được hỗ trợ học nghề

Theo Điều 55 Luật Việc làm 2013, người lao động sẽ được hỗ trợ học nghề khi có đủ các điều kiện sau:

– Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Trừ trường hợp: Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

– Đã nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

– Chưa tìm được việc sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm.

Trừ trường hợp: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; bị tạm giam; ra nước ngoài định cư; chết,…

4.4. Điều kiện được hỗ trợ đào tạo để duy trì việc làm

Chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động là chính sách dành riêng cho người sử dụng lao động. Để được hưởng quyền lợi này, người sử dụng lao động phải đảm bảo có đủ các điều kiện nêu tại Điều 47 Luật Việc làm năm 2013:

– Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ.

– Gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng buộc phải thay đổi cơ cấu, công nghệ.

– Không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động.

– Đã có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

>>> Xem thêm: Top các văn phòng công chứng cung ứng dịch vụ dịch thuật đa ngôn ngữ chính xác với nhiều năm kinh nghiệm.

5. Bảo hiểm thất nghiệp tính như thế nào?

5.1. Tiền trợ cấp thất nghiệp

Theo Điều 50 Luật Việc làm 2013, tiền trợ cấp thất nghiệp được chi trả hằng tháng cho người lao động. Mỗi tháng, người lao động thất nghiệp phải đi thông báo tình hình tìm kiếm việc làm mới được nhận tiền trợ cấp.

Cách tính tiền trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được xác định theo công thức sau:

Trợ cấp thất nghiệp hằng tháng=60%xBình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

Thời gian người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp được xác định theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp:

Xem thêm:  Thời hiệu khởi kiện thừa kế đất đai năm 2023 kéo dài bao lâu?

– Đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 – 36 tháng: Được hưởng 03 tháng trợ cấp

– Sau đó, cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ thêm 12 tháng: Được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp

– Thời gian hưởng tối đa bằng 12 tháng.

bảo hiểm thất nghiệp

5.2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm

Theo Điều 54 Luật Việc làm 2013, người lao động bị bị thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí thông qua trung tâm dịch vụ việc làm.

5.3. Tiền hỗ trợ học nghề

Căn cứ Điều 3 Quyết định 17/2021/QĐ-TTg, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ được hỗ trợ học nghề như sau:

– Khóa đào tạo nghề đến 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa 4,5 triệu đồng/người/khóa đào tạo.

– Khóa đào tạo nghề trên 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa 1,5 triệu đồng/người/tháng.

5.4. Tiền hỗ trợ đào tạo để duy trì việc làm cho người lao động

Theo Điều 4 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, người sử dụng lao động đủ điều kiện sẽ được hỗ trợ kinh phí cho việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề nhằm duy trì việc làm cho người lao động như sau:

Mức hỗ trợ tối đa = 01 triệu đồng/người/tháng

Trong đó: Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học nhưng không quá 06 tháng.

Bài viết cung cấp kiến thức về bảo hiểm thất nghiệp và những điều đang lưu ý! Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

>>> Hướng dẫn phân biệt sổ đỏ, sổ hồng. Văn phòng công chứng cung cấp dịch vụ công chứng dịch vụ sang tên sổ đỏ trọng gói tại Hà Nội.

>>> Khi muốn xác định rõ phần di sản thừa kế của gia đình nhiều người trực cần làm thủ tục công chứng thừa kế di sản như thế nào?

>>> Thủ tục công chứng hợp đồng nhà đất cần mang những giấy tờ gì để giải quyết công việc nhanh chóng.

>>> Danh sách các văn phòng công chứng quận Cầu Giấy uy tín, nhanh chóng, giá cả phải chăng ở Hà Nội.

>>> Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2023 có nhiều hoạt động hấp dẫn

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *