Sa thải là biện pháp kỷ luật nghiêm khắc nhất được sử dụng đối với nhân viên. Theo quy định của pháp luật, ai có thẩm quyền để thực hiện quyết định sa thải đối với nhân viên? Là do chủ doanh nghiệp hay là người quản lý? Hãy đọc bài viết này để được giải đáp thắc mắc của bạn nhé.

>>> Xem ngay: Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Huyên sẽ cung cấp những dịch vụ công chứng nào? Có uy tín không?

1. Những trường hợp doanh nghiệp có quyền sa thải nhân viên

Căn cứ Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động sẽ bị sa thải bởi người sử dụng lao động trong những trường hợp sau:

  1. Thực hiện hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, hoặc sử dụng ma tuý tại nơi làm việc.
  2. Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản hoặc lợi ích của người sử dụng lao động, hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định trong nội quy lao động.
  3. Bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc bị cách chức và sau đó tái phạm trong thời gian chưa xóa bỏ kỷ luật trước đó.
  4. Tự ý bỏ việc trong khoảng thời gian 05 ngày tích lũy trong vòng 30 ngày hoặc 20 ngày tích lũy trong vòng 365 ngày, tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do hợp lệ.

Lưu ý: Quyền sa thải thuộc về người sử dụng lao động. Vì vậy, đối với các hành vi vi phạm mà người lao động có thể thực hiện theo quy tắc nêu trên, người sử dụng lao động có hoàn toàn quyền lựa chọn giữa việc áp dụng biện pháp kỷ luật sa thải hoặc sử dụng các biện pháp kỷ luật khác như nhắc nhở, kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức.

1. Trường hợp sa thải nhân viên

2. Thẩm quyền sa thải nhân viên trong doanh nghiệp

Sa thải là một biện pháp kỷ luật trong lĩnh vực lao động. Vì vậy, khi thực hiện việc sa thải đối với nhân viên, người sử dụng lao động cũng cần tuân theo đúng quy định của pháp luật về kỷ luật lao động.

Trong quá trình này, người có thẩm quyền xử lý vấn đề kỷ luật lao động đối với nhân viên cần phải được quy định trong nội quy lao động của tổ chức.

>>> Tìm hiểu ngay: Cách đọc thông tin sổ hồng để kiếm tra thông tin cá nhân và tránh rủi ro khi mua nhà, mua đất.

Căn cứ điểm i khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, những người có thẩm quyền xử lý sa thải nhân viên bao gồm:

– Người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động:

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền ký hợp đồng lao động.
  • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền ký hợp đồng lao động tại cơ quan, tổ chức này.
  • Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền hợp pháp.
  • Cá nhân mà trực tiếp sử dụng lao động.
Xem thêm:  Sang tên Sổ đỏ cho con: Nên tặng cho hay thừa kế thì có lợi hơn?

– Người được chỉ định có quyền xử lý kỷ luật lao động trong nội quy lao động.

Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật sa thải đồng thời là người ký quyết định sa thải người lao động sau khi doanh nghiệp đã thực hiện các thủ tục xử lý kỷ luật lao động.

Nếu người xử lý kỷ luật sa thải hoặc người ký quyết định sa thải không tuân thủ đúng thẩm quyền, thì việc xử lý kỷ luật sa thải của doanh nghiệp đối với người lao động là không đúng quy định. Trường hợp này có thể dẫn đến việc doanh nghiệp bị xem xét là chấm dứt hợp đồng lao động một một cách đơn phương với người lao động và phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người lao động

3. Sa thải nhân viên theo quy định của pháp luật

Căn cứ theo Điều 122, Điều 123 và Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 và hướng dẫn tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp muốn sa thải nhân viên thì phải đảm bảo các yêu cầu:

  1. Chỉ sa thải đối với các hành vi vi phạm được liệt kê tại mục 1, ví dụ: trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích tại nơi làm việc; tiết lộ bí mật kinh doanh; xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động; quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
  2. Xử lý sa thải theo đúng nguyên tắc: Chứng minh được lỗi của người lao động, có sự tham gia của người lao động và các bên liên quan; không áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm; trường hợp có nhiều hành vi vi phạm, chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
  3. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động trong các trường hợp như:
  • Người lao động đang nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc mà có sự đồng ý của người sử dụng lao động.
  • Người lao động đang bị tạm giữ, tạm giam.
  • Người lao động đang chờ kết quả của cơ quan điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích tại nơi làm việc; tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của doanh nghiệp.
  • Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
  • Người lao động thực hiện hành vi vi phạm khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.
3. Sa thải nhân viên đúng luật
  1. Xử lý sa thải đúng thẩm quyền ghi nhận trong nội quy lao động.
  2. Xử lý sa thải trong thời hiệu quy định.
  3. Tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động với thành phần tham dự, trình tự thủ tục theo đúng quy định và lập biên bản cuộc họp.
  4. Ra quyết định sa thải và gửi cho người lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Xem thêm:  Dịch thuật công chứng lấy ngay tại Hà Nội

>>> Có thể bạn chưa biết: Ở đâu cung cấp dịch vụ sang tên sổ đỏ nhanh và uy tín tại Hà Nội.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi pháp luật Việt Nam quy định thế nào về sai thải nhân viên. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

>>> Tại sao phải chứng thực chữ ký, khi đi chứng thực chữ ký cần đem theo những gì?

>>> Ở đâu cung cấp dịch vụ công chứng ngoài giờ hành chính uy tín và giá cả phải chăng?

>>> Dịch thuật đa ngôn ngữ tại Hà Nội ở đâu? Dịch tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha nhanh chóng.

>>> Pháp luật Việt Nam quy định thế nào về phí công chứng văn bản hợp đồng ủy quyền?

>>> Các bước xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng đúng quy định

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *