Khí thiên nhiên là một tài nguyên thiên nhiên cực kỳ quan trọng, cung cấp hơn 25% nhu cầu năng lượng của thế giới. Vậy khí thiên nhiên là gì? Thành phần chính của khí thiên nhiên, khai thác và ứng dụng của khí thiên nhiên như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

1. Khí thiên nhiên là gì?

Khí thiên nhiên (hay khí tự nhiên, khí metan, khí gas,..) là nhiên liệu hóa thạch và nguồn tài nguyên không tái tạo được hình thành khi các lớp chất hữu cơ (chủ yếu là vi sinh vật biển) phân hủy trong điều kiện yếm khí và chịu nhiệt độ cao và áp suất dưới lòng đất trong hàng triệu năm.

Trong thực tế, khí thiên nhiên tồn tại dưới dạng mỏ (trong mỏ dầu hoặc trong mỏ khí tự nhiên riêng biệt), thường được tìm thấy trong thềm lục địa và một số ít ở trong lòng đất.

khí thiên nhiên

Khí tự nhiên có thể được đốt để sưởi ấm, nấu ăn, và sản xuất điện . Đồng thời, khí tự nhiên còn được sử dụng làm nguyên liệu hóa học trong sản xuất nhựa và các hóa chất hữu cơ quan trọng về mặt thương mại khác.

2. Thành phần chính của khí thiên nhiên

Căn cứ tiết 1.4.4 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCA ban hành kèm theo Thông tư 52/2019/TT-BCA quy định như sau:

Khí thiên nhiên là hỗn hợp của hiđrocacbon có thành phần chính là khí metan (CH4) với hàm lượng đến 98%. Trong thành phần của khí thiên nhiên còn có các hydrocacbon khác như etan, propan, butan… Khí thiên nhiên được sử dụng ở 2 dạng chính là khí nén ở áp suất cao và hóa lỏng

Như vậy, thành phần chính của khí thiên nhiên là: Khí metan (CH4), ngoài ra còn có etan, propan, butan…

Có thể hiểu:

  • Khí thiên nhiên dạng nén (Compressed Natural Gas, hay được gọi tắt là CNG) là khí thiên nhiên, khí metan được nén ở áp suất cao 200 – 250 bar.
  • Khí thiên nhiên hóa lỏng (Liquefied Natural Gas, hay được gọi tắt là LNG) là khí thiên nhiên được làm lạnh tại nhiệt độ -162ºC để chuyển sang thể lỏng, do vậy sức chứa cao hơn rất nhiều so với CNG (gấp 2,4 lần).

Khí thiên nhiên có hàm lượng metan rất cao. Do năng lượng mà các sinh vật phân hủy ban đầu thu được từ mặt trời thông qua quá trình quang hợp được lưu trữ dưới dạng năng lượng hóa học trong các phân tử metan và các hydrocacbon khác.

 >>> Có thể bạn quan tâm: Phí Dịch vụ sang tên sổ đỏ do bên nào chịu? Mức phí theo quy định mới nhất hiện nay là bao nhiêu?

3. Ứng dụng

Khí thiên nhiên có rất nhiều ứng dụng trong đời sống bởi một số ưu điểm như: Khí thiên nhiên rất dễ cháy do hàm lượng khí metan cao, có hiệu suất cao hơn đa phần các nhiên liệu khí khác; có trữ lượng lớn nên giá thành rẻ; thân thiện với môi trường hơn dầu mỏ và các nhiên liệu hóa thạch khác; dễ dàng lưu trữ và vận chuyển;…

khí thiên nhiên

Hiện nay, các nước như Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Iran và Nhật Bản là những nước tiêu thụ khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới. Chỉ riêng Hoa Kỳ chịu trách nhiệm về 21,7% lượng sử dụng khí đốt tự nhiên toàn cầu.

Xem thêm:  Công chứng viên hợp danh là gì? Quy định pháp luật về công chứng viên

>>> Có thể bạn quan tâm: Văn phòng công chứng làm việc thứ 7 chủ nhật miễn phí công chứng di chúc tại nhà cho người ốm đau, không đi lại được.

Các ứng dụng chủ yếu của khí tự nhiên là:

3.1) Sử dụng khí đốt tự nhiên trong nhà: 

  • Điện dân dụng
  • Làm nóng nước tại nhà vì nó tiết kiệm hơn và nóng nhanh hơn điện.
  • Sưởi ấm
  • Nấu bằng khí tự nhiên giúp tiết kiệm hơn vì sử dụng lượng năng lượng thấp hơn so với lò nướng điện.
  • Sấy vải bằng khí tự nhiên giúp tiết kiệm hơn vì chi phí chỉ khoảng hơn 50% so với máy sấy điện

3.2) Sử dụng khí đốt tự nhiên trong lĩnh vực công nghiệp

  • Sử dụng làm khí đốt lò trong các nhà máy
  • Được sử dụng để sản xuất amoniac có thể được sử dụng làm phân bón trong lĩnh vực nông nghiệp.
  • Là nguyên liệu liệu để sản xuất khí Hidro- một nguyên liệu quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp
  • Nó được sử dụng để di chuyển các tuabin nhằm thu được năng lượng từ gió và ánh sáng mặt trời.
  • Các khí như propan, etan, butan được tách ra từ khí thiên nhiên là nguyên liệu quan trọng được sử dụng trong ngành hóa dầu giúp tạo nên một số sản phẩm như chất dẻo, bột giặt, dược phẩm,…

3.3) Sử dụng khí tự nhiên trong giao thông vận tải

  • CNG thân thiện với môi trường hơn các nhiên liệu hóa thạch khác và có chi phí thấp, có thể thay thế cho các loại nhiên liệu khác gây hại cho môi trường hơn đang được sử dụng trong giao thông vận tải.
  • Khí tự nhiên hóa lỏng được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các phương tiện nặng như xe tải địa hình và thậm chí cả tàu hỏa.

Ngoài ra, việc xây dựng các giếng khoan và thực hiện khai thác khí tự nhiên còn làm xáo trộn hệ sinh thái, ô nhiễm nguồn nước xung quanh và có nguy cơ cao bị rò rỉ các hóa chất độc hại được sử dụng trong khai thác ra môi trường.

4. Cách khai thác khí thiên nhiên như thế nào? 

Một số bước cơ bản đang được áp dụng để khai thác khí thiên nhiên trên thế giới như sau:

  • Bước 1: Thực hiện thăm dò những nơi có những điều kiện kiện cần thiết để tạo nên các mỏ dầu/ mỏ khí tự nhiên và xác định vị trí mỏ.
  • Bước 2: Chuẩn bị giàn khoan, cơ sở hạ tầng, đường ra- vào
  • Bước 3: Khoan tiếp cận mỏ:

Có 2 cách khoan đang được dùng là khoan dọc và khoan ngang.

  • Bước 4: Đặt và thử nghiệm ống khoan:

Khi đạt được khoảng cách mục tiêu, ống khoan được tháo ra và ống thép được đẩy xuống đáy. “Vỏ giếng” này được gắn cố định tại chỗ. Các thử nghiệm nghiêm ngặt được thực hiện để đảm bảo đường ống không thấm nước trước khi tiến hành sản xuất khí tự nhiên hoặc dầu.

  • Bước 5: Mở giếng
  • Bước 6: Thu dầu và khí tự nhiên

Chất lỏng fracking được bơm ở áp suất cao qua các lỗ đục để tạo ra những vết nứt mỏng như tờ giấy trong đá phiến, giải phóng dầu và khí tự nhiên bị mắc kẹt bên trong.

Xem thêm:  Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2024 được bao nhiêu ngày?

Việc khai thác khí tự nhiên đã được nghiên cứu và cải tiến nhiều bước để hạn chế tối đa tác động tới môi trường. Tuy nhiên quá trình này vẫn cần nhiều nỗ lực hơn trong việc hạn chế rò rỉ khí metan như đã nói ở trên.

>>> Có thể bạn quan tâm: Địa chỉ văn phòng công chứng quận Cầu Giấy công chứng uy tín, hỗ trợ ký ngoài miễn phí tại Hà Nội.

Trên đây là các thông tin về Khí thiên nhiên khai thác như thế nào? Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về thủ tục công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Công chứng di chúc tại nhà thuận tiện nhất với những dịch vụ hỗ trợ miễn phí kèm theo hot nhất Hà Nội

>>> Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo có được miễn giảm không?

>>> Thủ tục công chứng di chúc ngày càng ngắn gọn, dễ dàng để người dân thuận tiện khi thực hiện thủ tục.

>>> Chứng thực chữ ký là hoạt động gì? Mục đích của việc chứng thực chữ ký là gì? Các thủ tục chứng thực chữ ký như thế nào?

>>> Ký giáp ranh khi làm Sổ đỏ và 03 điều cần lưu ý.

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *