Phi lợi nhuận là gì? Các tổ chức phi lợi nhuận. Chúng ta đã không còn xa lạ với tên gọi phi lợi nhuận, những các bạn đã thực sự hiểu về phi lợi nhuận, tổ chức phi lợi nhuận? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về nội dung trên nhé!

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng quận Hoàng Mai cung cấp dịch vụ công chứng ngoài trụ sở. 

1. Phi lợi nhuận là gì?

1.1 Khái niệm phi lợi nhuận 

Phi lợi nhuận là cụm từ để định nghĩa về các hoạt động, các tổ chức được thành lập không nhằm mục đích thu lợi. Các hoạt động phi lợi nhuận có xu hướng mang lại giá trị tích cực cho cộng đồng và xã hội.

tổ chức phi lợi nhuận

Nói cách khác, phi lợi nhuận là các hoạt động có thể tạo ra doanh thu nhưng không đem lại lợi nhuận cho bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào. Tất cả giá trị mà các hoạt động này tạo ra đều liên quan đến phục vụ xã hội.

1.2 Khái niệm tổ chức phi lợi nhuận 

Tổ chức phi lợi nhuận hoạt động không vì lợi ích của bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào cụ thể. Tổ chức phi lợi nhuận hoạt động vì cộng đồng, vì xã hội, chúng mang đến giá trị cao và có ích cho cộng đồng.

Nếu hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận tích lũy được một khoản lợi nhuận, khoản tiền này sẽ được đầu tư vào các hoạt động xã hội tiếp theo để phục vụ cộng đồng.

>>> Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng ủy quyền của các văn phòng công chứng Nguyễn Huệ là bao nhiêu? 

Các tổ chức phi lợi nhuận trước khi thành lập phải đạt được một số điều kiện do Pháp luật đề ra và phải nộp đầy đủ giấy tờ thuế với cơ quan Nhà nước.

2. Phân biệt tổ chức phi lợi nhuận và tổ chức lợi nhuận

Tổ chức phi lợi nhuậnTổ chức lợi nhuận
Mục đíchPhục vụ cộng đồng và xã hội.Tạo ra lợi nhuận.
Kinh phí hoạt độngNhận tài trợ từ các cá nhân, tổ chức, Chính phủ,…Bao gồm tiền bạc, thời gian, công sức,…Vốn từ chủ sở hữu.
Cơ cấu quản trịCá nhân được ủy quyền.Tập thể.Chủ sở hữu.
ThuếMiễn toàn bộ thuế.Đóng thuế theo quy định của Nhà nước.
Cách nhận biếtTổ chức tình nguyện.Tổ chức cộng đồng.Doanh nghiệp xã hội.Các công ty thương mại.

3. Các tổ chức phi lợi nhuận tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các hoạt động và tổ chức phi lợi nhuận hoạt động rất sôi nổi và mang lại nhiều giá trị bền vững cho xã hội. Các tổ chức phi lợi nhuận chính là một trong những tiền đề để đất nước có thể phát triển toàn diện về mọi lĩnh vực. Dưới đây là một số tổ chức phi lợi nhuận phổ biến tại Việt Nam:

3.1 Tổ chức thanh niên quốc tế – AIESEC

AIESEC là từ viết tắt của cụm từ tiếng Pháp, Association Internationale des Étudiants en Sciences Économiques et Commerciales – có nghĩa là Hiệp hội sinh viên quốc tế về khoa học kinh tế và thương mại.

tổ chức phi lợi nhuận

Tổ chức AIESEC là tổ chức thanh niên quốc tế với quy mô lớn, thu hút rất nhiều sinh viên tham gia. Tổ chức có mạng lưới phủ rộng từ Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Á, Trung Đông đến Châu Phi.

Xem thêm:  Nghỉ dưỡng sức sau ốm đau cần điều kiện và mức hưởng gì?

Tại Việt Nam, tổ chức có tổng cộng 8 chi nhánh thuộc cấp địa phương nằm rải rác trên 3 tỉnh thành lớn là Hồ Chí Minh – 4 chi nhánh, Hà Nội – 3 chi nhánh và Đà Nẵng sở hữu 1 chi nhánh. Ngoài ra, còn có 1 chi nhánh mở rộng tại Cần Thơ. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh là tỉnh thành có chi nhánh lâu đời nhất của tổ chức.

Mục đích của AIESEC chính là thúc đẩy các bạn trẻ, giúp các bạn trẻ khám phá ra tiềm năng của bản thân. Đồng thời, tổ chức còn hỗ trợ thực tập, đào tạo nhân sự và hỗ trợ những tài năng trẻ bước ra bên ngoài thế giới.

3.2 Tổ chức tình nguyện vì giáo dục – V.E.O

V.E.O được viết tắt từ cụm từ Volunteer for Education Organization – là tổ chức phi lợi nhuận về lĩnh vực giáo dục. Tổ chức được thành lập vào năm 2013 và hoạt động xuyên suốt đến hiện tại.

V.E.O lấy giáo dục làm nền tảng, tổ chức tin rằng giáo dục chính là cốt lõi cho sự phát triển bản thân nói riêng và phát triển đất nước nói chung. Vì vậy, tổ chức được lập ra với mục đích hỗ trợ xây đường xá, trường học,… và hỗ trợ cho các em tại những vùng khó khăn được tiếp bước đến trường.

V.E.O đã được một số giải thưởng lớn, nhỏ đến từ Forbes Việt Nam. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Shank Tank, Én Xanh,… Ngoài ra các trang báo Tuổi trẻ, báo Nhân dân, báo Phụ nữ Việt Nam, báo Tiền Phong,… đều đã từng ca ngợi các giá trị mà tổ chức đem lại cho cộng đồng

3.3 Đoàn Kết Thanh niên Việt Nam – SJ Việt Nam

SJ là tổ chức bắt nguồn từ Pháp, được ra đời năm 1923 bởi một tổ chức tình nguyện quốc tế giữa thanh niên Đức và thành niên Pháp. SJ được viết tắt từ cụm từ

Năm 2004, SJ đã mở một dự án khảo sát tại Việt Nam – trại tình nguyện quốc tế, dự án được tài trợ bởi “Chương trình người tình nguyện Liên hiệp quốc”. Đến 2006, SJ Việt Nam chính thức thành lập tại Hà Nội với mong muốn hỗ trợ phát triển cộng đồng.

Hiện nay, SJ Việt Nam thu hút được rất nhiều tình nguyện viên Việt Nam và quốc tế. Mỗi năm, tổ chức tiếp nhận hơn 5000 tình nguyện viên Việt Nam và 500 tình nguyện viên quốc tế.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng nào thực hiện dịch vụ công chứng thứ 7, chủ nhật mà không thu thêm phụ phí?

SJ Việt Nam đã thành lập ngôi trường Youth House, với mong muốn giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn tiếp xúc với con chữ và đó sẽ là hành trang cho các em sau này.

Xem thêm:  Điều kiện đảng viên được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm

3.4 Save the Children Việt Nam

Save the Children Việt Nam là tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào năm 1990 và có trụ sở chính tại Hà Nội. Tổ chức được lập ra với mục đích hỗ trợ và bảo vệ trẻ em Việt Nam.

Hoạt động chính của tổ chức là quan tâm, giúp đỡ trẻ em đến từ các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số và các vùng sâu, vùng xa. Tổ chức thực hiện các dự án cung cấp dịch vụ y tế, hỗ trợ y tế cho trẻ em mắc bệnh tự kỷ, hỗ trợ và giáo dục về vấn đề tử vong sơ sinh,…

Với sứ mệnh “Một thế giới không có trẻ em chịu đói, đóng cửa phòng học, không có cha mẹ hay người chăm sóc, phải đối mặt với bạo lực hoặc chiến tranh”. Hiện tại, tổ chức đã và đang làm tròn trách nhiệm và tạo ra rất nhiều giá trị có ích cho cộng đồng.

Trên đây là giải đáp chi tiết về Tổ chức phi lợi nhuận. Ngoài ra, nếu như bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

>>> Phí công chứng văn bản hủy hợp đồng ủy quyền hiện nay tại các văn phòng công chứng được tính dựa trên căn cứ nào? 

>>> Công chứng văn bản chấm dứt hợp đồng ủy quyền cần những điều kiện gì? Thực hiện công chứng rẻ nhất là bao nhiêu tiền? 

>>> Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu như thế nào năm 2023? Cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Có nên đăng ký làm sổ đỏ online hay không?

>>> Công chứng mua bán xe máy, ô tô nhanh nhất trong khu vực nội thành Hà Nội.

>>> Án phí hình sự có được miễn với hộ nghèo không?

Đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *